Rối loạn tuyến giáp là phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Một số người bẩm sinh đã bị rối loạn tuyến giáp, trong khi những người khác phát triển theo tuổi tác. Phụ nữ có khả năng bị rối loạn tuyến giáp cao hơn năm lần so với nam giới. Nó thường bắt đầu từ 20 đến 40 tuổi, nhưng nguy cơ tăng theo tuổi. Nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp, bạn cần biết những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc tuyến giáp của mình.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm trên cổ họng, có hình dạng giống như một con bướm. Tuyến nội tiết này có một vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể. Nó giải phóng các hormone (nội tiết tố) kiểm soát các chức năng của cơ thể như chuyển hoá, tâm trạng và tăng trưởng. Thêm vào đó, nó giúp các cơ quan như tim và não hoạt động bình thường.
Tuyến giáp giải phóng T3 (thyroxine) và T4 (triiodothyronine), cho cơ thể biết cách thức hoạt động. Mức T3 và T4 được điều chỉnh bởi tuyến yên nằm trong não. Nó kiểm soát lượng hormone tuyến giáp lưu thông trong cơ thể bằng cách giải phóng hormone kích thích của nó. Nếu nồng độ tuyến giáp quá cao hoặc quá thấp, kích thích tố tuyến giáp (TSH) được giải phóng từ tuyến yên sẽ điều chỉnh tuyến giáp. TSH kích thích tuyến giáp tăng hoặc giảm giải phóng hormone, đưa mức hormone tuyến giáp trở lại bình thường.
Nếu tuyến giáp không hoạt động bình thường, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn. Lượng hormone mà tuyến giáp tiết ra bị thay đổi và không phải là thứ mà cơ thể cần. Quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp là kết quả của rối loạn tuyến giáp.
Rối loạn tuyến giáp là một vấn đề nội khoa trong đó tuyến giáp không tiết ra lượng hormone mà cơ thể cần. Nó hoặc giải phóng quá nhiều hoặc không đủ. Có nhiều rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến mọi người. Phổ biến nhất là suy giáp và cường giáp.
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone để cơ thể hoạt động như bình thường. Kết quả là, mọi thứ bắt đầu chậm lại. Điều này có thể xảy ra dần dần.
Các triệu chứng của suy giáp bao gồm:
Ngược lại là cường giáp, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức và tiết ra quá nhiều hormone. Kết quả là cơ thể tăng tốc và sử dụng quá nhiều năng lượng, điều này có thể xảy ra đột ngột.
Các triệu chứng cường giáp có thể bao gồm:
Một số rối loạn tuyến giáp khác bao gồm:
Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán rối loạn tuyến giáp bằng cách khám sức khỏe và xét nghiệm máu. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể được chỉ định để xem xét bất thường cấu trúc của tuyến giáp, nhưng điều này thường không cần thiết.
Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán và theo dõi các rối loạn chức năng tuyến giáp. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trước. TSH bất thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tuyến giáp không hoạt động bình thường. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, bao gồm T4, T4 tự do, T3 và T3 tự do để giúp theo dõi chức năng tuyến giáp.
Trong một số trường hợp, siêu âm tuyến giáp là cần thiết khi tuyến giáp to ra hoặc có thể sờ thấy khối khi khám. Sinh thiết kim nhỏ tuyến giáp cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán các nốt, khối hoặc u tuyến giáp.
Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm và thăm dò khác để đánh giá các bệnh đi kèm hoặc biến chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp.
Rối loạn tuyến giáp là phổ biến và thường dễ dàng điều trị bằng thuốc. Mục tiêu điều trị là đưa hormone tuyến giáp trở lại mức bình thường. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp cao, trong trường hợp cường giáp, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Thuốc kháng giáp – ngăn tuyến giáp tạo ra hormone.
Thuốc chẹn beta – một loại thuốc tim mạch phổ biến điều trị các triệu chứng của cường giáp nhưng không làm thay đổi sự bài tiết hormone tuyến giáp.
Iốt phóng xạ – iốt gây tổn thương tế bào tuyến giáp và làm giảm sản xuất hormone.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp – phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và làm ngừng sản xuất quá nhiều hormone. Tuy nhiên, lựa chọn điều trị này đòi hỏi phải sử dụng hormone thay thế tuyến giáp sau đó.
Trong trường hợp suy giáp, thuốc thay thế hormone tuyến giáp là hormone tổng hợp được sử dụng để thay thế những gì cơ thể bạn thiếu.
Nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp và đang được điều trị, bạn cần lưu ý những điều nên làm hoặc không nên làm.
Lời khuyên nếu bạn bị suy giáp và dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Lời khuyên trong trường hợp cường giáp.
Các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn không dùng thuốc theo chỉ dẫn hoặc làm theo các lời khuyên ăn kiêng này. Ăn quá nhiều iốt có thể kích thích tuyến giáp và khiến tuyến giáp tăng sản xuất hormone khi nó không nên, gây ra các triệu chứng gia tăng.
Nếu nồng độ hormone cao không được kiểm soát, bệnh nhân có thể gặp phải cơn bão tuyến giáp, có thể đe dọa đến tính mạng. Suy giáp không được kiểm soát có thể dẫn đến hôn mê phù niêm , tình trạng này cũng đe dọa đến tính mạng.
Tóm lại, Rối loạn tuyến giáp là phổ biến, ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Điều này gây ra sự giải phóng mất cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp. Sự mất cân bằng ngăn cơ thể hoạt động bình thường. Suy giáp và cường giáp là phổ biến nhất. Một số rối loạn khác tồn tại, và tất cả đều có thể điều trị được. Cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn và tuân theo những điều nên làm và không nên làm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong.
Bs Lê Đình Sáng, Khoa Nội tiết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
14:20 - 12/04/2020
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN