Tuyến giáp là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, giữ vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa và phát triển. Bất kỳ bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh.
Vị trí tuyến giáp ở cổ
1. Bệnh tuyến giáp là gì?
Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung chỉ những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Khi hormone không tiết đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, dẫn tới suy giáp. Ngược lại, sản xuất quá nhiều hormone, tốc độ chuyển hóa tăng bất thường, dẫn đến bệnh cường giáp. Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp như bướu giáp (nhân giáp), ung thư tuyến giáp.
Bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 – 8 lần so với nam giới. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:
2. Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp khá đa dạng. Trong đó, cường giáp và suy giáp là 2 nguyên nhân phổ biến. Song, cường giáp và suy giáp cũng được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau.
Các nguyên nhân gây suy giáp gồm:
Các nguyên nhân gây cường giáp:
Ngoài các nguyên nhân kể trên, yếu tố di truyền và lối sống cũng có thể gây rối loạn tuyến giáp, như:
3. Dấu hiệu bệnh tuyến giáp
Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, nhịp độ trao đổi chất trong cơ thể luôn ổn định, không quá nhanh hay quá chậm. Bất kỳ sự thay đổi nào của tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần nhận biết bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh về tuyến giáp:
4. Các bệnh về tuyến giáp thường gặp
Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cơ quan này có nhiệm vụ bài tiết, dự trữ và giải phóng 2 hormone T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine), hỗ trợ quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây 1 số bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
4.1. Cường giáp
Cường giáp là hệ quả khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Triệu chứng của cường giáp:
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không tiết đủ hormone, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Riêng Hoa Kỳ, suy giáp ảnh hưởng đến 4,3% người từ 12 tuổi trở lên.
Các triệu chứng của suy giáp:
Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường. Bệnh phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi. Ước tính có khoảng 15,8% dân số trên toàn thế giới mắc bướu giáp, trong khi tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 4,7%.
Bướu giáp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là loại ung thư phổ biến.
5. Những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp chia thành hai nhóm: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.
Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá tiến triển chậm, tiên lượng tốt, gồm:
Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá thường nhanh di căn, gồm:
Khối u tuyến giáp
6. Biến chứng của các vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể gây 1 loạt các biến chứng, gồm:
Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể dẫn đến 1 số biến chứng như:
7. Cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
Chẩn đoán các bệnh tuyến giáp có thể dựa trên cả triệu chứng lâm sàng lẫn dấu hiệu cận lâm sàng. Một số phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp được sử dụng gồm:
7.1. Siêu âm tuyến giáp
Là phương pháp thường được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Bằng cách sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh của tuyến giáp. Phát hiện các nhân tuyến giáp bất thường, hoặc các biểu hiện của bệnh cường giáp, suy giáp, viêm giáp, …
7.2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Xét nghiệm máu để chẩn đoán và kiểm tra T3, FT4, TSH. Chỉ số bình thường khi T3, FT4, TSH nằm trong ngưỡng tham chiếu. Khi các chỉ số nằm ngoài ngưỡng tham chiếu được xem là bất thường.
Các xét nghiệm máu bổ sung:
Kháng thể tuyến giáp.
Calcitonin: sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy.
Thyroglobulin: chẩn đoán viêm tuyến giáp và theo dõi điều trị ung thư tuyến giáp.
7.3. Xét nghiệm anti – TPO
Peroxidase tuyến giáp (TPO) là enzyme đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Xét nghiệm anti – TPO giúp phát hiện các kháng thể chống lại TPO trong máu. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kháng thể TPO và các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.
7.4. Xét nghiệm Tg và TgAb
Xét nghiệm Tg giúp chẩn đoán và đánh giá hiệu quả trong điều trị ung thư tuyến giáp.
Xét nghiệm TgAb được sử dụng để kiểm tra nồng độ kháng thể trong máu, do cơ thể tạo ra chống lại hợp chất thyroglobulin (1 loại protein được sản xuất và sử dụng bởi tuyến giáp).
7.5. Kiểm tra độ tập trung Iod
Bệnh nhân được sử dụng 1 lượng iod nhất định trước khi thực hiện kiểm tra. Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao, người bệnh được chẩn đoán mắc cường giáp và ngược lại.
7.6. Xạ hình tuyến giáp
Một lượng nhỏ iod phóng xạ được người bệnh sử dụng để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ sau khi vào cơ thể sẽ bị bắt giữ bởi tế bào tuyến giáp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ theo dõi các chất phóng xạ này nhằm ghi lại hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán tuyến giáp và nhân giáp.
7.7. Sinh thiết tuyến giáp
Chọc hút kim nhỏ tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm
Kỹ thuật này được thực hiện khi nghi ngờ có nhân giáp ác tính. Kỹ thuật này được thực hiện bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. Sau khi lấy tế bào và dịch nhân ra ngoài, bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi để xem có bất thường hay không. Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN