Biệt dược: Fosfomycin 1g, Folinoral 1g
Chỉ sử dụng khi có bằng chứng vi sinh học
Chỉ dùng khi nhiễm vi khuẩn có khả năng sinh ESBL, vi khuẩn đa kháng thuốc
Phối hợp với kháng sinh khác trong điều trị (betalactam, aminoglycosid và fluoroquinolon)
1. Chỉ định:
– Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra (Pseudomonas aeruginosa, Proteus sp, Serratia marcescens, E. coli và Tụ cầu vàng kháng methincillin): Nhiễm khuẩn huyết, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu không biến chứng, apxe phổi, apxe lồng ngực, viêm phúc mạc, viêm bể thận và viêm bàng quang.
2. Cách dùng và liều dùng:
– Truyền tĩnh mạch: pha với 100-500 ml nước cất hoặc Glucose 5%, truyền trong 1-2h.
Liều thường dùng cho người lớn là 2-4g/ngày, 12 giờ/lần. Viêm màng não: 6-12g/ngày, 8 giờ/lần.
Nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng, nhiễm khuẩn do VK đa kháng thuốc: 12-20g/ngày.
– Tiêm tĩnh mạch: Không nên dùng do nguy cơ viêm tĩnh mạch tại chỗ. Trường hợp sử dụng, cách pha: hòa tan 1-2g fosfomycin với 20ml nước cất pha tiêm hoặc Glucose 5% và phải tiêm rất chậm (hơn 5 phút).
3. Hiệu chỉnh liều: Trường hợp suy giảm chức năng thận:
4. Chống chỉ định:
Không sử dụng cho trường hợp mẫn cảm với fosfomycin.
5. Phổ hoạt tính:
Fosfomycin là kháng sinh phổ rộng, phụ thuộc thời gian. Fosfomycin có khả năng kháng khuẩn mạnh trên VK Gram (+) cầu khuẩn như: Tụ cầu vàng nhạy/kháng Methincillin (MSSA và MRSA), phế cầu kháng cephalosporin và penicillin, các loại Enterococcus, thậm chí là các dòng VK kháng vancomycin. Fosfomycin cũng cho thấy hiệu lực trên dòng VK Gram (-) như: E. coli, Proteus mirabilis, K. pneumoniae, Enterobacter species, Citrobacter spp, Serratia marcescens, Neisseria meningitidis, Shigella spp, and Salmonella typhi. Ngược lại, trực khuẩn mủ xanh và Acinetobacter Baumannii thường kháng fosfomycin. Tuy nhiên, lại có thể đạt hiệu quả điều trị khi phối hợp với các kháng sinh khác như: beta-lactam, aminosid, fluoroquinolon.
6. Sử dụng trên lâm sàng fosfomycin đường tĩnh mạch:
Fosfomycin đường tĩnh mạch được sử dụng trong điều trị các bệnh nhân nặng với nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện gây ra bởi MRSA, Enterococus kháng vancomycin, vi khuẩn gram âm đa kháng, đặc biệt là K. pneumonia kháng carbapenem trong phối hợp với các kháng sinh khác. Điều này được giải thích như sau: Thứ nhất, do tác dụng kháng lại enzyme beta-lactamase phổ rộng (ESBL) sinh ra bởi Enterobacteriaceae và P. aeruginosa đa kháng thuốc. Thứ hai, tác dụng bảo vệ thận khi sử dụng aminoglycosid và colistin. Tác dụng bảo vệ thận này là do ức chế việc giải phóng histamine từ tế bào Mast liên quan đến aminoglycosid. Thứ ba, sử dụng kết hợp với kháng sinh khác là để ngăn ngừa sự kháng fosfomycin của vi khuẩn.
Fosfomycin chỉ được chấp thuận ở vài nước châu Âu với chỉ định điều trị nhiễm khuẩn mô mềm và nhiễm khuẩn huyết. Và chú ý rằng dạng đường tĩnh mạch chỉ được cấp phép tại 5 nước: Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Úc và Hi Lạp và không được cấp phép ở Mỹ.
– Dự phòng phẫu thuật:
Fosfomycin có thể được dùng như một tác nhân thay thế trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm, không nên được sử dụng như kháng sinh đầu tay (first-line) trong dự phòng phẫu thuật.
7. Tác dụng không mong muốn:
Fosfomycin có tỉ lệ gặp TDKMM thấp. Tác dụng chủ yếu liên quan đến tăng lượng natri, điều này có thể gây ra những hạn chế khi sử dụng cho bệnh nhân suy tim hoặc suy thận. (1g fosfomycin chứa 0.33g Natri (14.4mEq)). Một số tác dụng khác hiếm gặp hơn như: phản ứng dị ứng, buồn nôn, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa acid, viêm tĩnh mạch tại chỗ.
Trên đây là các thông tin tóm tắt, cán bộ y tế quan tâm có thể gửi yêu cầu về địa chỉ mail: duoclamsang.na@gmail.com để biết thêm chi tiết./.
Thông báo ngừng hoạt động khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Thứ 7, Ngày 07/9/2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đón tiếp đoàn Bệnh viện đa khoa Yên Bái đến thăm và làm việc
Thông báo về lịch nghỉ ngày Lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Giải Thể thao chào mừng 106 năm Ngày truyền thống Bệnh viện (18/9/1918 – 18/9/2024)
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN