Bộ Y tế chính thức công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Y tế trong năm 2015. Đó là:
[dropcap]1 [/dropcap]Thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là bước đột phá của ngành y tế. Các nội dụng của kế hoạch được triển khai đồng bộ, toàn diện như tiếp sức người bệnh, đường dây nóng, phòng công tác xã hội, trang phục, hòm thư góp ý, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương và Sở y tế các tỉnh đã tiến hành ký cam kết đổi mới phong cách, thái độ phục vụ đến từng cán bộ của khoa phòng. Nhờ có kế hoạch đổi mới, phong cách thái độ phục vụ của cán bộ tại các cơ sở y tế đã có sự thay đổi rõ rệt đáng ghi nhận, được người dân và cộng đồng quan tâm, hưởng ứng và ủng hộ.
Các bệnh viện tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên ký cam kết với Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc thay đổi phong cách thai độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh tháng 9 năm 2015
2. Thực hiện thành công kỹ thuật mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi. Có thể nói trong năm 2015 đã có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật là: Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM). Trong đó tại Bệnh viện Phụ sản trung ương có 60 hồ sơ được duyệt, và đã thực hiện 46 ca; bệnh viện Từ Dũ có 33 Hồ sơ được duyệt và đã thực hiện 19 ca.
3. Ca ghép đa tạng xuyên Việt đầu tiên từ bệnh nhân chết não và sự ra đời của Hội vận động hiến tạng bước đầu đã tạo phong trào hiến tạng, mô, bộ phận cơ thể người
Trên cơ sở thành công của ca ghép đa tạng “xuyên Việt ngày 4/9/2015 với sự phối hợp của các đơn vị: Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức (Hà Nội), Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người va sự ra đời của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Chủ tịch Hội, ngày 19/12/2015 tại Học viện Quân y đã tổ chức Ngày hội “Chung tay vì sự sống năm 2015″ ngày Hội đã tiếp nhận hơn 1,400 người tham gia đăng ký hiến mô, tạng khi chết não. Sự kiện đã được ghi vào kỷ lục của Việt Nam.
4. Tổ chức Y tế thế giới công nhận Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA)
Sau 14 năm chuẩn bị, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 39 được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin trong tổng số 43 nước có sản xuất vắc xin trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA) với kết quả rất xuất sắc, khi tất cả các chức năng đều đạt trên 90%, trong đó có 3 chức năng đạt 100%, bình quân cả 6 chức năng NRA đạt 95%, đã cho thấy chất lượng vắc xin của Việt Nam đã thực sự hội nhập bằng tiêu chuẩn quốc tế. Với kết quả này, Việt Nam đã mở ra cơ hội xuất khẩu vắc xin, bởi hiện nay, trên thế giới không có nhiều nước sản xuất được vắc xin. Nhưng điều quan trọng hơn là, với chất lượng vắc xin đạt tiêu chuẩn quốc tế, việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta càng thêm cơ hội thành công.
5. Kiểm soát không để các dịch bệnh mới nổi: Ebola, H7N9, Mers-CoV,… xâm nhập vào Việt Nam trong điều kiện các nước trong khu vực có dịch
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, cúm A (H5N1), cúm A(H1N1) đại dịch; ngăn chặn thành công không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A(H7N9), Ebola, Mers-CoV… góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng.
6. Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức y tế tại tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh để hội nhập và phát triển.
Đây là cơ sở hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn. Sau nhiều năm, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trạm y tế xã được xác định và quy định rõ. Và cũng chính là cơ sở thống nhất trong quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành y tế từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; thuận lợi trong điều động, luân chuyển, huy động cán bộ, viên chức sự nghiệp y tế ở địa phương; khắc phục những bất cập như: còn nhiều đầu mối đơn vị sự nghiệp ở tuyến huyện, chưa phù hợp với điều kiện thực tế về các nguồn lực; Đổi mới hệ thống theo tinh thần cải cách hành chính: tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Bảo đảm tính bền vững; Tổ chức triển khai theo lộ trình, phù hợp với thực tế của địa phương.
7. Bộ Y tế thực hiện hiệu quả Đề án giảm tải bệnh viện và Bệnh viện vệ tinh nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Hoạt động hiệu quả của mô hình bệnh viện vệ tinh giúp giảm tỉ lệ chuyển tuyến đạt từ 65-100% số ca chuyển tuyến ở những chuyên khoa thực hiện chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện vệ tinh. Giúp người dân không cần chuyển lên tuyến trên vẫn được điều trị và sử dụng các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, giúp giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, và chi phí cho người bệnh.
8. Khánh thành đưa vào sử dụng, khởi công nhiều công trình y tế hiện đại
Khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều cơ sở khám và điều trị của các bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh đã làm giảm đáng kể tình trạng nằm ghép của nhiều năm trước đây như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Nội tiết, và hàng loạt các bệnh viện địa phương: bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, Bệnh viện Thống nhất Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Nghệ An…
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 01/01/2015, đến cuối năm 2015 có khoảng 75% dân số tham gia Bảo hiểm y tế.
10. Ngành y tế Việt Nam – 60 năm làm theo lời Bác dạy và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất lần 2.
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN