Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
TÓM TẮT SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
I – Thời kỳ Pháp thuộc – Những năm đầu thế kỷ XX: Thành lập, qui mô xây dựng, hoạt động của Bệnh viện bản xứ Vinh (Bệnh viện bản xứ Vinh là tiền thân của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An bây giờ):
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiền thân là Bệnh viện bản xứ Vinh được thành lập vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Năm 2022, Bệnh viện đã có 104 năm truyền thống tính từ ngày 18/9/1918 – Theo Công báo số 7A,B của Phủ toàn quyền Đông Dương năm 1923).
Công báo số 7A của Phủ toàn quyền Đông Dương năm 1923
Công báo số 7B của Phủ toàn quyền Đông Dương năm 1923
Công báo số 7B của Phủ toàn quyền Đông Dương năm 1923
– Qui mô xây dựng và vị trí:
Nhà thương Vinh năm 1925. Tác vinh: Trần Đình Quán
Bệnh viện bản xứ Vinh lúc này ngự trên một diện tích khá rộng rãi, dọc đường bộ với qui mô không lớn nhưng có đủ các ngôi nhà cần thiết cho một Bệnh viện chứa trên 100 giường bệnh. Theo ước lượng thì chiều dài khoảng 300m, chiều ngang khoảng 100m, bố cục ngôi nhà lợp ngói vừa đẹp vùa thông thoáng.
Bệnh viện bản xứ Vinh có hai khu: Khu A (khu bản xứ), Khu B (khu Lầu quan).
Khu A được xây dựng trước có phía bắc giáp đường Ngư Hải, phía nam giáp đường Phan Đình Phùng, phía tây giáp con đường mang tên đuờng “Nhà xác” – con đường nay vẫn còn nhưng không có tên, phía đông giáp vườn hoa Cửa Nam. Khu này giường bệnh được bố trí 2 bên ở giữa là 1 lối đi suốt dọc nhà, nhà nào cũng có buồng vệ sinh và phòng trực để y tá làm việc ban ngày và trực đêm: Nhà số 1 có 4 phòng, nhà số 2 có 4 phòng; tất cả các nhà đều xây 01 tầng trệt, lợp ngói, cửa kính chớp, nền nhà cao 1 mét, bằng xi măng, có một số phòng dành cho tù chính trị bị ốm, mỗi nhà có diện tích là 7,00m x 25,00m.
Khu B được xây dựng sau có phía Bắc giáp đường Phan Đình Phùng, phía Nam giáp đường Sông Cửa tiền, phía tây giáp đường Đề Thám, phía đông giáp Công ty vật ty tế bây giờ (Trước là đát Toà sứ) – Khu này được xây dựng vào khoảng những năm 1919-1920 đầu thế kỷ XX. Khu này chỉ có 2 nhà, loại 2 tầng lợp ngói, sàn gỗ, diện tích mỗi nhà là 8,00m x 40,00 m.
( Một số tài liệu tạm chứng minh là Bệnh viện bản xứ Vinh xây dựng vào năm 1989- 1890, tài liệu này có tính logic với một số báo cáo về tổ chức y tế nghệ an có đầu tiên năm 1989 – Tài liệu Bác Nguyễn Ngọc Quang – Phường cửa nam).
– Đối tượng phục vụ:
* Khu A (Nhà thương bản xứ), có hai hệ:
+ Hệ điều trị phải trả tiền;
+ Hệ điều trị không phải trả tiền.
Đặc biệt nhà số 10 có 5 phòng: 2 phòng dùng cho bệnh nhân tù chính trị, 2 phòng dùng cho bệnh nhân điên, 1 phòng điều trị cho gái mại dâm.
Đến năm 1942 khi Quân đội Nhật bản đổ bộ vào Đông Dương, Chính quyền Pháp chuyển Khu A thành nhà thương Làm phúc vùng Bến Thuỷ.
* Khu B (Nhà thương Lầu quan), nhà thương “Lầu quan” phục vụ cho công nhân viên chức 2 nước Pháp – Việt mà chủ yếu là người Pháp. Bệnh nhân điều trị ở đây phải đóng tiền cao gấp đôi so với khu A ( Cả thời kỳ này do 03 Bác sỹ người pháp phụ trách gọi bệnh viện trưởng là Bác sỹ Herman 1890-1922, Bác sỹ Lersine 1923-1933 và Bác sỹ Mathieu 1934-1939; Sau năm 1939 có Bác Sỹ Nguyến Văn Tấn (tốt nghiệp ở Pháp) và Bác sỹ Nguyễn Lẫm ( tốt nghiệp trường Đại học y Hà Nội), Bác sỹ Hoàng Lẫm là Giám đốc bệnh viện từ năm 1947, khi bệnh viện sơ tán lên xã Bạch Ngọc – Huyện Đô Lương cho đến khi bệnh viện dời về xã Hưng Đông – Thành phố Vinh năm 1959).
– Cơ cấu bệnh phòng và chuyên môn kỹ thuật lúc bấy giờ đã có nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, truyền nhiễm, dược và điện quang.
Đến 09/3/1945 Nhật đảo chính Pháp Khu B chuyển sang phục vụ cho Quân đội Nhật hoàng. Về danh nghĩa Nhật đã kiểm soát nhà thương nhưng thực chất thì Nhật chưa đủ khả năng và chưa có thời gian để đi sâu vào việc quản lí và chuyên môn tại các khoa, các phòng và buồng bệnh. Công tác quản lý đến điều trị tại nhà thương phải giao lại cho y sĩ, y tá người Việt đảm nhiệm.
Khu vực điều trị dành cho người âu
Tháp nước nhà thương Vinh năm 1925. Ảnh: Trần Đình Quán
Khu vực Giải phẫu và Điện quang
II- Giai đoạn từ 1945 đến 1954:
– 19/8/1945: Ta cướp chính quyền, Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chứng minh với Thế giới: Việt Nam là một Quốc gia có dân chủ, là một Quốc gia độc lập cùng tồn tại trên bản đồ Thế giới như bất cứ một Quốc gia độc lập nào.
Sau ngày bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên (Khoá I- 6/01/1946) thì Bệnh viện bản xứ Vinh được đổi tên là Bệnh viện Hồ Chí Minh dùng để phục vụ cho Quân đội ta.
– 19/12/1945: Toàn dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nghệ An và Thành phố Vinh thực hiện chính sách kháng chiến, các Bệnh viện ở Vinh bước vào giai đoạn sơ tán đợt I.
Bệnh viện bắt tay vào việc cũng cố tổ chức, xây dựng bệnh phòng, phục vụ người bệnh, khôi phục và cũng cố phòng phát thuốc, phòng mổ đẻ ở một số huyện như: Phủ Bọn – Phủ Quỳ, Phủ Diễn… do chế độ cũ để lại. Mặt khác nhanh chóng mở các lớp huấn luyện đào tạo y tá và hộ lý tại chỗ để có cán bộ cung ứng cho nhu cầu cách mạng và y tế nông thôn. Bệnh viện vừa chăm lo củng cố và xây dựng phát triển tổ chức, vừa lo phục hồi sức khỏe nhân dân sau nạn đói và dịch bệnh năm 1945 để lại, vừa gấp rút chuẩn bị về mọi mặt, cho cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống thực dân Pháp quay trở lại.
– 19/6/1947: Bệnh viện Hồ Chí Minh sơ tán lên Bạch Ngọc – xã Lam Sơn – huyện Đô Lương do Bác sỹ Đặng Trần Anh làm Giám đốc bệnh viện và chuyển tên thành Bệnh viện Quân dân y Liên khu IV, sau đó tách riêng thành 2 Bệnh viện:
+ Bệnh viện Dân y, cuối năm 1947 lại tách thành 2 Bệnh viện với qui mô mỗi Bệnh viện 80 gường bệnh: Bệnh viện Phuống – Thanh Chương do Bác sỹ Hoàng Lẫm làm Bệnh viện trưởng; Bệnh viện Tăng Thành, viên Thành – huyện Yên Thành do Bác sỹ Lê Khánh Đồng làm Bệnh viện trưởng, đóng trên một ngôi đền cổ, giường bệnh là những bệ gạch xây sẵn của đền. Mặc dù cán bộ kỹ thuật ít, phương tiện y dụng cụ thiếu thốn, nhưng bệnh viện cũng đã cứu chữa được nhiều bệnh nhân nguy hiểm: Như cắt cụt chi, mổ xương đùi, mổ quản,…
+ Bệnh viện Quân y chủ yếu phục vụ cho Quân đội ta trong thời kỳ này.
– 1947- 1950: Nhằm xây dựng phát triển phong trào y tế nông thôn, Bệnh viện đã góp phần rất lớn trong công tác phục vụ dân công hoả tuyến ở trung và Thượng Lào, xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho công cuộc kháng chiến.
– 1950-1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ thực hiện đường lối y học dự phòng: Xây dựng phong trào vệ sinh phòng bệnh, xây dựng nông thôn XHCN.
III- Giai đoạn 1954 đến 1964: Thời kỳ xây dựng XHCN ở Miền Bắc và chiến tranh chống Đế quốc Mỹ ở Miền Nam:
– Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại, từ 2 địa điểm sơ tán: Phuống và Tăng Thành, Bệnh viện được lệnh dời quay trở lại Vinh, đóng ở xã Hưng đông (Cạnh Đền Voi đạp).
Đến tháng 02/9/1956 (Sau trận bão lớn) Bệnh viện tỉnh Nghệ An được sát nhập với Bệnh viện E ở Cửa Lò (Bệnh viện miền nam tập kết – Bệnh viện này phục vụ cho đồng bào, cán bộ, chiến sỹ miền nam tập kết ra bắc) và được mang tên là: Bệnh viện A1 (Vẫn ở xã Hưng Đông và xã Hưng Vĩnh – huyện Hưng Nguyên) qui mô bước đầu 350 giường bệnh với cơ cấu là 1 Bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh Nội, Ngoại, Sản – Nhi,Tai mũi họng, Răng – hàm – mặt; Mắt, X.quang, Xét nghiệm. Cơ cấu bệnh phòng vừa kiên cố vừa bán kiên cố, có nhà mổ, nhà X.quang, nhà xét nghiệm được xây dựng hoàn chỉnh, vô trùng hệ thống điều trị khang trang, gọn, đẹp.
Bệnh viện có 3 khu vực: Khu vực chữa trị, khu vực dành cho công nhân viên chức và khu vực của Văn phòng Ty y tế với qui mô thống nhất tập trung.
– Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Hoàng Lẫm Giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Lược Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Hoàng Đức Luật Phó Giám đốc.
+ Đồng Chí Võ Văn Tài Bí thư Đảng ủy, tháng 9/1958 đồng chí Võ Văn Tài được điều động làm thư ký Công đoàn ngành y tế đồng chí Hoàng Đức Luật – Phó Giám đốc là Bí thư Đảng ủy;
+ Đồng chí Lê Phúc Cường Phó Bí thư Đảng ủy.
Bệnh viện dần dần tiến lên chính quy hiện đại, các mặt chuyên môn phát triển mạnh, giải quyết được nhiều ca bệnh nguy kịch, xử lý nhiều ca trung, đại phẫu thuật như mổ thận, cắt lách, mổ dạ dày, mổ đẻ khó mà trước đây đều phải gửi đi tuyến Trung ương.
– Năm 1959 – 1960: Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Hoàng Lẫm Giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Lược Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Nguyễn Duy Phượng Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc.
– Năm 1960 – 1961: Về Lãnh đạo:
(Sau đó Bác sỹ Hoàng Lẫm chuyển ra làm phó ty y tế thanh Hóa thì Đồng chí Hoàng Đức Luật thay)
+ Bác sỹ Trần Ngọc Đăng Giám đốc;
+ Đồng chí Nguyễn Văn Hướng Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Phạm Ngọc Châu Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc.
– Năm 1961 – 1964: Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Trần Ngọc Đăng Giám đốc;
+ Đồng chí Nguyễn Văn Hướng Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Võ Văn Tài Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Trần Ngọc Đăng Phó bí thư Đảng ủy;
IV- Thời kỳ 1965 đến 1975: Cả Nước chống Mỹ, Miền Bắc chống sự leo thang của đế Quốc Mỹ, Bệnh viện sơ tán lần II:
– Bệnh viện tăng lên 500 giường bệnh, cơ cấu 1 Bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh: Lâm sàng và phi lâm sàng phát triển cân đối, Đảng uỷ cơ sở y tế được thành lập (Bao gồm Văn phòng Ty và Bệnh viện), phòng trào thi đua phát triển rầm rộ.
– 1965: Biện viện sơ tán một bộ phận lên xã Hưng đạo – huyện Hưng Nguyên), phần lớn được dời lên Nam Yên – huyện Nam Đàn, chỉ để lại khoảng 70 người do Bác sỹ Nguyễn Khương phụ trách.
Sơ tán về Nam Đàn được 5 tháng, ngày 10/8/1965, Bệnh viện có lệnh chính thức dời hẳn lên Thanh Chi, huyện Thanh Chương sau đó dời đến Thanh Luân – huyện Thanh Chương, tiếp đến tháng 11 năm 1968, chuyển đến Văn Thành – huyện Yên Thành.
– Thời kỳ này, ngày 16/3/1967 Bác Hồ viết thư gửi cán bộ và nhân viên nhà thương Nghệ An in trong sách Bác Hồ với quê hương Nghệ – Tĩnh, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ – Tĩnh 1977, tr156 (Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, Xb lần thứ 3, tập 15, tr316)
“Thân gửi cán bộ và nhân viên nhà thương Nghệ An,
Bác được báo cáo:
– Rằng hầu hết cán bộ và công nhân viên của nhà thương là phụ nữ.
– Rằng các cô, các cháu đã vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm xây dựng một nhà thương tốt.
– Rằng mặc dù công việc nhiều, các cô, các cháu vẫn học tập đều đặn để nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị.
Bác rất vui lòng khen các cô, các cháu và mong tất cả mọi người đoàn kết tốt và tiến bộ nhiều, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước thắng lợi.
Bác cũng gửi lời chúc bà con nằm nhà thương mau chóng mạnh khoẻ, để về nhà tham gia sản xuất và chiến đấu.
Chào thân ái và quyết thắng
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1967
BÁC HỒ”
– Năm 1965 – 1967: Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Nguyễn Văn Hướng Giám đốc;
+ Đồng chí Võ Văn Tài Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Hoàng Văn Uyễn Phó Bí thư Đảng ủy.
– Năm 1968: Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Hồ Sỹ Ba Giám đốc;
+ Đồng chí Võ Văn Tài Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Hoàng Văn Uyển Phó Bí thư Đảng ủy, trực Đảng.
– Tháng 3 năm 1969, Bệnh viện chuyển lên Nghĩa Đức – huyện Nghĩa Đàn và suốt thời gian còn lại của cuộc chiến tranh phá hoại Bệnh viện lại được lệnh quay về đóng ở Thanh Luân, Thanh Ngọc thuộc Huyện Thanh Chương. Bệnh viện ổn định cơ sở, xây dựng bệnh phòng, lúc này có 17 khoa, phòng. Phương châm của bệnh viện là: Phát huy nhiệt tình cách mạng, gương mẫu đầu tàu của cán bộ, Đảng viên trên mọi lĩnh vực học tập, lao động, công tác để phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh.
– Sở chỉ đạo, Bệnh viện tăng cường lực lượng: Suốt một thời gian di chuyển đến nhiều nơi, bệnh viện đã góp phần mình tăng cường cơ sở và cán bộ cho tuyến trước (Sau khi chuyển đến một nơi mới Bệnh viện để lại nơi cũ một số cán bộ để tăng cường cho các huyện) nhờ vậy mà 18 huyện đã hình thành được 18 bệnh viện cho ngày ấy và cho mãi ngày nay trong chiến tranh chống Mỹ, các bệnh viện huyện đã đảm nhiệm được chức năng của tuyến III và một số bệnh viện làm được một phần của chức năng tuyến 4. Một số huyện đã xây dựng được những cơ sở kiên cố và đi dần vào chính quy làm tốt chức năng tuyến trước.
– Năm 1968 – 1970: Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Trần Thị Thanh Ủy viên thường vụ – Phó giám đốc;
+ Bác sỹ Trần Hữu Đồng Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Võ Văn Tài Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Hoàng Văn Uyễn Phó Bí thư Đảng ủy, trực Đảng.
– Sau nhiều năm sơ tán, năm 1974, Bệnh viện tỉnh Nghệ An trở về thành phố Vinh và được sự giúp đỡ của nước Cộng hoà Ba Lan đã tiến hành xây dựng lại cơ sở vật chất tại địa điểm mới.
– Lãnh đạo thời kỳ này:
+ Bác sỹ Trần Thị Thanh Ủy viên thường vụ – Giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Danh Cách Phó Giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Tiến Hoàn Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Võ Văn Tài Bí thư Đảng uỷ – Phó Giám đốc
( tháng 4/1975 Đồng chí Tài được điều động đi B, đồng chí Trương Thuế – Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng ủy Bệnh viện);
+ Đồng chí Hoàng Văn Uyễn Phó Bí thư Đảng ủy.
– Phương châm chủ yếu trong thời kỳ này là:
+ “Ngoại khoa hoá cán bộ, đa khoa hoá cán bộ” để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ chiến tranh và phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân.
+ “Phân tán trên cơ sở tập trung, tập trung trên cơ sở phân tán” để hình thành mạng lới y tế Nhân dân, thế trận Nhân Dân.
+ “Giỏi một việc biết nhiều việc đối với cán bộ công nhân viên chức”.
V – Thời kỳ 30/4/1975 đến 1985:
Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, non sông thu về một mối, bước vào thời kỳ phục hồi xây dựng đất nước.
– 30/4/1975: Sở Y tế dời về Diễn Châu để chỉ đạo toàn ngành.
– Tháng 4 năm 1976: Thực hiện chủ trương hợp tỉnh, Bệnh viện lấy tên: Bệnh viện I Nghệ Tĩnh và chính thức phục hồi Bệnh viện với quy mô 500 giường bệnh chính quy hiện đại tại xã Hưng Dũng – Thành phố Vinh. Bệnh viện đã phát triển thêm các tổ, điện tâm đồ, xương bỏng, tiết niệu, huyết học, sinh hóa vi trùng, thể dục liệu pháp …
– Cuối tháng 11- 1985, Bệnh viện quyết định đón bệnh nhân đến khám và điều trị. Đây là việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của cán bộ và nhân dân khi đau ốm và đưa đội ngũ cán bộ công nhân viên đi vào hoạt động ở cơ sở hiện đại, từ đó bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ, năng lực quản lý. Bệnh viện Nhi ra đời khi Bệnh viện I Nghệ Tĩnh chuyển đến một cơ sở mới vừa được xây dựng đồng bộ do sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhân dân Ba Lan, gọi là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Ba Lan. (Trên một phần cơ sở cũ của Bệnh viện I Nghệ Tĩnh, Khoa Nhi được tách ra thành lập Bệnh viện Nhi Nghệ Tĩnh và chính thức hoạt động từ ngày 01- 6- 1985).
– Về Lãnh đạo thời kỳ này:
+ Bác sỹ Nguyễn Hy Thiệu Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc tế Nghệ Tĩnh;
+ Bác sỹ Nguyễn Danh Cách Phó Giám đốc;
+ Bác sỹ Phạm ứng Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Nguyễn Tiến Hoàn Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Phạm Bá Hồ Phó Giám đốc;
+ Đồng chí Trương Văn Thuế Bí thư Đảng uỷ.
VI – 1986 đến nay:
+ Bác sỹ Song Côn Giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Danh Cách Phó giám đốc;
+ Đồng chí Nguyễn Đình Tứ Phó Giám đốc;
+ Bác sỹ Phạm ứng Phó Giám đốc kiêm Hiệu trưởng Trường Trung học y tế Nghệ Tĩnh.
– Do có sự chia tách Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nên Bệnh viện lúc này được đổi tên Bệnh viện I Nghệ Tĩnh thành Bệnh viện Việt Nam – Ba Lan.
– Về Lãnh đạo:
+ Bác sỹ Hồ Thu Quang Giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Danh Cách Phó giám đốc;
+ Đồng chí Nguyễn Đình Tứ Phó Giám đốc.
– Năm 1997 tại Quyết định số 2438/QĐ-UB ngày 10/6/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An v/v đổi tên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Ba lan thành Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
– Lãnh đạo Bệnh viện bao gồm:
+ Bác sỹ chuyên khoa II Phạm Văn Diễn Giám đốc;
+ Tiến sỹ Trần Đình Viện Phó giám đốc;
+ Tiến sỹ Hoàng Đình Hương Phó giám đốc;
+ Bác sỹ chuyên khoa II Trần Văn Bảo Phó giám đốc;
+ Bác sỹ Nguyễn Văn Nghị Phó giám đốc.
+ Bác sỹ chuyên khoa II Trần Văn Bảo Giám đốc;
+ Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Danh Linh Phó Giám đốc
+ Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sáu Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Nguyễn Trọng Tài Phó Giám đốc;
+ Thạc sỹ Nguyễn Quang Trung Phó Giám đốc.
+ Bác sỹ chuyên khoa I Cao Xuân Nghiêm Giám đốc;
+ Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Danh Linh Phó Giám đốc;
+ Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sáu Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Nguyễn Trọng Tài Phó Giám đốc;
+ Thạc sỹ Nguyễn Quang Trung Phó Giám đốc.
( Bác sỹ Nguyễn Xuân Sáu là Quyền Giám đốc bệnh viện 6 tháng năm 2006)
+ Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Danh Linh Giám đốc;
+ Tiến sỹ Nguyễn Văn Hương Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Nguyễn Trọng Tài Phó Giám đốc;
+ Thạc sỹ Nguyễn Quang Trung Phó Giám đốc.
+ Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Danh Linh Giám đốc;
+ PGS.TS Nguyễn Văn Hương Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Dương Đình Chỉnh Phó Giám đốc;
+ BSCKII. Tôn Thất Hậu Phó Giám đốc.
+ PGS.TS Nguyễn Văn Hương Giám đốc;
+ Tiến sỹ Phạm Hồng Phương Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Trần Tất Thắng Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Tăng Xuân Hải Phó Giám đốc.
+ PGS.TS Nguyễn Văn Hương Giám đốc;
+ Tiến sỹ Phạm Hồng Phương Phó Giám đốc;
+ Bác sỹ chuyên khoa II. Trịnh Xuân Nam Phó Giám đốc;
+ Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hòa Phó Giám đốc.
VII – Kết luận:
Cùng sự phát triển của lịch dân tộc, quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, trải qua bao khó khăn vất vả, nhờ sự nổ lực hết mình, hy sinh xương máu của rất nhiều CBCNV Bệnh viện. Ngày nay, Nghệ An có được một Bệnh viện Tỉnh với nhiệm vụ được giao là Bệnh viện tuyến cuối khu vực Bắc Trung bộ có quy mô rộng lớn với giường bệnh được giao 1800 giường; phương tiện, kỹ thuật hiện đại, với đội ngũ CBCNV, người lao động đông đảo, tri thức y học vững (1723 người). Đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của không chỉ nhân dân trong tỉnh mà cả các tỉnh trong khu vực và nước bạn Lào. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An sẽ là Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt.
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2014. Ảnh: Minh Thắng
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN