Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu: Tâm, Tình, Tụy

chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu: Tâm, Tình, Tụy

chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu: Tâm, Tình, Tụy

Cụ bà Trần Thị Sinh (82 tuổi, Bến Thủy) nhập viện điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện HNĐK Nghệ An trong tình trạng hôn mê sâu do xuất huyết não. Cứ ngỡ cụ không thể vượt qua cửa tử, nhưng với sự hỗ trợ chăm sóc bài bản, nhiệt tình của Đội hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu, cụ đã dần hồi phục và xuất viện về nhà, quây quần cùng con cháu. Cụ Sinh luôn gọi các thành viên trong Đội đầy trìu mến: “Con”.

ĐT Liên hệ:0913.161.055

“Lương tâm, Nhiệt tình, Tận tụy” là những phẩm chất mà gần 90 cán bộ Đội hỗ trợ chăm sóc theo yêu cầu Bệnh viện HNĐK Nghệ An luôn tâm niệm để hoàn thành công việc. Gần 1 năm đi vào hoạt động, trải qua nhiều công việc đặc thù, đến nay, Đội đã dần khẳng định tâm huyết với việc chăm sóc bệnh nhân, chiếm trọn niềm tin yêu của người nhà và người bệnh.

Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình con cái đi xa, bận rộn công việc không thể túc trực thường xuyên chăm sóc cha mẹ già nằm viện dài ngày. Với trường hợp một số bệnh nhân nằm viện phải điều trị phức tạp tại bệnh viện hoặc có chế độ sinh hoạt, ăn uống riêng biệt tại nhà thì việc chăm sóc bệnh nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đội hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu ra đời với tôn chỉ chăm sóc bệnh nhân như những người thân trong gia đình, không những tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu chi phí tối đa cho bệnh nhân và người nhà. Người nhà bệnh nhân sẽ không phải làm những công việc nặng như : vệ sinh cá nhân, theo dõi tình hình sức khỏe, chế độ ăn uống đúng giờ , bón cơm, nước, tâm lý trị liệu matxa, đọc báo, đưa bệnh nhân đi dạo… Người nhà chỉ việc đến thăm và trò chuyện với bệnh nhân mà không phải làm thêm bất cứ điều nặng nhọc nào. Đảm bảo chế độ ăn uống đúng giờ giấc, chuẩn dinh dưỡng thời gian ăn, uống thuốc đúng giờ giấc, ngủ nghỉ đúng giờ lịnh trình sinh hoạt dựa trên yêu cầu của phác đồ điều trị.

Nữ điều dưỡng hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tại khoa Hồi sức Tích cực Chống độc

CN ĐD Phạm Thị Giang, Điều dưỡng trưởng bệnh viện cho biết: “Đây là dịch vụ có ích cho cả bệnh viện, người bệnh và thân nhân họ. Nhân viên được đào tạo cơ bản về y tế, sơ cấp cứu, thực hiện chế độ ăn uống theo bệnh lý hoặc ăn uống đặc biệt bằng ống xông sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị, giúp người bệnh phục hồi nhanh. Về khâu quản lý người nuôi bệnh, BV cũng dễ dàng hơn, giảm bớt tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự, thậm chí có người nuôi bệnh giả để trộm cắp, cho vay nặng lãi. Dịch vụ này đồng thời góp phần xóa dần tệ nạn nhũng nhiễu, cò mồi, hình thành nét văn minh, chuyên nghiệp trong dịch vụ chăm sóc bệnh nhân”.

Những bệnh nhân sử dụng dịch vụ chăm sóc chủ yếu là bệnh nhân nặng, điều trị phải theo dõi dài ngày, chủ yếu là các ca đột quỵ não, suy hô hấp và suy tim nặng, trụy tim mạch do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, những ca cấp cứu chấn thương…, nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, các phụ sản mới sinh con cũng cần hỗ trợ trong việc tắm mẹ, tắm bé, vệ sinh cơ thể, thay băng, cắt chỉ,… Công việc căng thẳng, vất vả, nhưng lúc nào các thành viên trong đội cũng giữ thái độ phục vụ ân cần, niềm nở như chăm sóc người thân của mình. “Ai mới bắt đầu công việc này, lúc đầu đều sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, nhưng rồi sau một thời gian ngắn, lại cảm thấy thương người bệnh. Với họ mình cần phải có tình thương, có sự cảm thông sâu sắc thì mới có thể làm được… Hỗ trợ chăm sóc, mục đích không chỉ làm bệnh nhân giảm đau đớn mà còn chia sẻ về tinh thần. Dù mọi thứ mới mẻ, bệnh nhân quá tải, nhưng chúng tôi yêu công việc của mình bởi tin rằng nó sẽ giúp người bệnh vơi đi nỗi đau” – nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ.

Nhiều bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối không muốn nằm viện. Họ muốn về nhà để được sống bên người thân, bạn bè. Đáp ứng nguyện vọng này, bệnh viện còn có loại hình chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Một trường hợp nữa mà điều dưỡng Hồ Thị Thủy vẫn nhớ như in là cụ Lê Thị Anh (TP. Vinh) nằm điều trị tại khoa Ngoại. Nhớ, bởi sự tin yêu của các con cái cụ giành cho Đội chăm sóc. Bác Trần Lê Quang, con trai cụ Anh chia sẻ: “Gia đình tôi có 12 người con trưởng thành. Mẹ bị bệnh, chúng tôi thường xuyên cắt cử nhau chăm sóc. Ngoài sự hỗ trợ của các con, chúng tôi còn nhờ đến sự hỗ trợ từ Bệnh viện. Với kiến thức chăm người già ốm liệt giường bài bản, đúng chuyên môn của các cán bộ trong đội chăm sóc – điều chúng tôi không thể có được, chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều”

Hiện nay, với những kiến thức từ việc được đào tạo kỹ càng về chăm sóc bệnh nhân, cùng nỗ lực vượt qua nỗi vất vả của công việc, vượt qua nỗi lo nguy cơ tiềm ẩn bệnh lây nhiễm, nhiễm khuẩn bệnh viện, đội ngũ gần 90 thành viên, làm việc gối ca 12 tiếng/ ngày, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi người đến với nghề đều có động lực hoặc một lý do riêng, song tất cả đều có chung một suy nghĩ “chăm sóc, hỗ trợ người bị bệnh là một niềm vui, hạnh phúc”.

Hoàng Yến