Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP HCM. Bệnh nhân là nữ, 35 tuổi, thường trú tại TP HCM khởi phát bệnh khi đang du lịch tại Dubai… Trước đó, kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định nữ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb.
Về ca bệnh này, PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, người dân không nên quá lo lắng trước thông tin đã có ca bệnh đầu tiên ở nước ta.
Đánh giá về nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng, PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định, ngành y tế TP HCM đã sớm phát hiện được ca bệnh nên khả năng lây lan bùng phát thành dịch là không lớn. Tuy nhiên người dân cũng không nên chủ quan, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi ngờ hay người đi từ vùng dịch về…
Do đó, quan trọng nhất hiện nay đối với các địa phương là phải tăng cường công tác giám sát tại các cửa khẩu. Xác định chính xác ca mắc nhập khẩu hay nội địa để đánh giá được tình hình dịch nhằm đưa ra các ứng phó phù hợp.
Bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
BS Đỗ Thị Hồng Hiên, chuyên gia dịch tễ học, Trưởng nhóm đáp ứng khẩn của WHO tại Việt Nam cho hay, phần lớn bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhẹ, có thể hồi phục sau vài tuần. Tuy nhiên cũng có trường hợp có biến chứng do chăm sóc các vết thương trên da, nốt phát ban không tốt.
Một số trường hợp diễn biến nặng ở nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch. Giai đoạn ủ bệnh là 6-13 ngày sau phơi nhiễm nhưng có thể đến 5-21 ngày.
Giai đoạn đầu tiên là trong 1-5 ngày đầu, người bệnh có biểu hiện không điển hình như: sốt, đau đầu, đau lưng, đau cơ, rất mệt, đặc biệt là sưng hạch.
Giai đoạn thứ 2 kéo dài 1-3 ngày sau khi sốt suy giảm, lúc này xuất hiện các nốt phát ban. Các nốt này rất điển hình, thường xuất hiện theo trình tự có thể kéo dài 2-4 ngày.
Ban đầu là các nốt dẹp, sau đó nổi lên sưng mọng nước, có mủ rồi vỡ ra, đóng vảy, bong tróc vảy, hình thành lớp da non.
Đáng lưu ý là trong vụ dịch này, rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng không điển hình, không phát ban, thậm chí không triệu chứng khiến cho việc nhận biết triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán khó khăn hơn.
Theo quyết định hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi:
Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi.
Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh theo thống kê trước đây dao động từ 0- 11% nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến nhóm virus đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi là 1%, và có thể cao hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch
Nguồn: Bộ Y tế
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN