Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Những điều cần biết về Chứng khó tiêu

Những điều cần biết về Chứng khó tiêu

 Chứng khó tiêu chức năng (FD) là một tình trạng rất phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động hằng ngày và cả mặt kinh tế xã hội cho bệnh nhân.

1. Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng của chứng khó tiêu?

– Có 1 hoặc hơn các triệu chứng sau:

+ Khó chịu do ăn nhanh no.

+ Khó chịu do đầy bụng sau ăn.

+ Khó chịu do đau bụng thượng vị.

+  Khó chịu do ợ hơi.

– Các triệu chứng kéo dài 3 tháng gần nhất. Và không có tổn thương thực thể nào giải thích được các triệu chứng trên qua các phương tiện cận lâm sàng chẩn đoán. (Theo tiêu chuẩn ROME IV)

2. Điều trị khó tiêu chức năng như thế nào:

Cho đến nay, không có phương pháp điều trị dược lý nào cho khó tiêu chức năng được chấp thuận hoàn toàn. Một số phương pháp điều trị được đặt ra đó là:

– Thay đổi lối sống, sinh hoạt, giảm stress. Đây là yếu tố tưởng chừng như đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị rất cao và dễ dàng áp dụng như:

+ Tránh ăn quá no, tránh để quá đói.

+ Bỏ hút thuốc lá, rượu bia, cafe và đồ uống có gas.

+ Giảm cân tránh béo phì.

+ Hạn chế sử dụng NSAIDs

+ Hạn chế các lo lắng, căng thẳng không đáng có

– Diệt vi khuẩn H.P ở dạ dày nếu có

– Điều trị thuốc theo triệu chứng nổi trội tùy theo thể lâm sàng bệnh. Một số thuốc hay được sử dụng như:

+ PPI: ức chế tiết acid dịch vị

+ Prokinetic: Thuốc trợ vận động đường tiêu hóa

+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitiptyline) liều thấp được sử dụng khi điều trị PPI/Prokinetic thất bại….