Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Biểu hiện và cách phòng bệnh Cúm A

Biểu hiện và cách phòng bệnh Cúm A

BS. Lê Ny – BS. Huyền Trang

Khoa Nội A – Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Giao mùa là khoảng thời gian các bệnh cúm tiến triển mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mọi người đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Hiện nay, cúm A đang lây lan rất phổ biến và thường bị nhầm lẫn với các loại cúm do virus khác, hoặc nhầm với dịch Covid. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng cúm A thông qua nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh này.

1.Cúm A là gì?

 Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh. 

2. Cúm A lây truyền như thế nào?

– Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp: Người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác.

– Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng.

– Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh.

– Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.

3. Biểu hiện của Cúm A như thế nào?

Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus  khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong.hiện bệnh của Cúm A thế nào?

– Bệnh thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể.

– Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên

4. Đối tượng nào có thể mắc cúm A?

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn:

– Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất

– Người lớn >65 tuổi

– Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch

– Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ

– Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, động kinh…

– Những người làm việc ở môi trường đông người: công sở, trường

5. Biểu hiện nào giúp phân biệt cúm A và cảm lạnh?

Cảm cúm rất dễ nhầm với cảm lạnh. Tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết cúm qua một số triệu chứng nổi bật như sốt cao, đau đầu, đau cơ, thời gian bị bệnh kéo dài hơn cảm lạnh.

6. Cách điều trị cúm A:

Đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải cấp cứu kịp thời.

7. Một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà

  –  Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, uống thuốc hạ sốt theo chỉ định, uống nhiều nước, ăn uống hợp lý, hạn chế uống nước lạnh.

 – Tắm nước ấm, bận quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể.

 – Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

– Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế.

 8. Để phòng bệnh Cúm A chúng ta cần làm gì?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để tránh nguy cơ xâm nhập và lây lan của vi rút cúm mọi người dân cần:

– Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

– Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế.

– Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

– Vệ sinh cá nhân cẩn thận: thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng.

– Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn.

– Tăng cường tập luyện thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Khuyến cáo: khi nghi ngờ vị cúm A bạn không nên xông mũi họng và xông toàn thân, vì có thể gây ra mất nước điện giải, rối loạn chuyển hóa, làm cho tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng hơn.

 Để đặt lịch khám và tìm hiều thông tin, xin vui lòng liên hệ

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An – Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082

Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h Thứ 2 đến thứ 6 (áp dụng cho bệnh nhân khám viện phí và yêu cầu).

Số điện thoại Khoa Nội A : 0366.483.892

Website: https://bvnghean.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/