Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Say nóng, say nắng

Say nóng, say nắng

Mùa hè nắng nóng sắp đến bạn có thể gặp say nóng, say nắng. Nếu không nhận biết và xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hãy tìm hiểu về nó để phòng, chống cho mình và người thân.

I. Khái niệm

  • Say nóng hay còn gọi kiệt sức do nhiệt (Heat exhaustion) xảy ra khi cơ thể mất nhiều nước và muối, đặc biệt qua mồ hôi.
  • Say nắng hay sốc nhiệt (Heat stroke) là một cấp cứu nó xảy ra khi mà cơ thể không có khả năng kiểm soát thân nhiệt.
  • Say nóng thường diễn ra từ từ, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng dần, có thể quan sát nhận ra được các biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 40 độ C. Ngược lại say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng và có thể gây tử vong.
  • Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, khi làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém, còn say nắng thường xuất hiện khi làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém, thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng gay gắt có nhiều tia tử ngoại.
  • Say nóng có thể sốc nhiệt nếu không được xử trí kịp thời.

II, Triệu chứng lâm sàng: có tăng thân nhiệt (sốt), ngoài ra:

* Các dấu hiệu nhẹ ban đầu: nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da, có thể vã mồ hôi, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, hoặc chuột rút,

* Các biểu hiện nặng hơn nếu không được xử trí kịp thời: tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Khi thân nhiệt tăng quá cao còn gây rối loạn điên giải nặng, rối loạn thăng bằng nội môi, có thể xuất huyết (xuất huyết kết mạc, đái ra máu, ỉa ra máu) do rối loạn đông máu nặng, nặng hơn nữa là suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

III, Nguyên nhân

  • Say nắng: làm việc ngoài trời nắng nóng, các tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có đột quỵ não.
  • Say nóng: khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng kéo dài hoặc hoạt động thể lực gắng sức ra mồ hôi là phương thức giảm nhiệt, ra nhiều dẫn cơ thể mất nước, điện giải, nhưng cũng không thể đủ lượng mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể gây ra rối loạn nhiệt.

IV, Xử trí

A, Khi gặp các triệu chứng nhẹ:

  • Chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ thoáng mát
  • Nới lỏng quần áo hoặc cởi bớt áo ngoài bệnh nhân
  • Lau cơ thể bằng khăn mát hoặc dội nước mát vào cơ thể sau đó lau khô
  • Đặt khăn thấm mát hoặc nước đá vào các vị trí nách, bẹn, 2 bên cổ để giảm nhiệt độ cơ thể xuống nhanhNếu bệnh nhân uống được thì cho uống từng ngụm nhỏ nước mát, tốt nhất uống nước khoáng điện giải Orezol
  • Nếu có đau cơ có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ

B, Khi gặp triệu chứng nặng

Khoảng 1 giờ đầu tiên khi có biểu hiện say nắng, say nóng ở mức độ nặng được gọi là “thời  điểm vàng” để cấp cứu, nếu cấp cứu ngay trong khoảng thời gian này thì hiệu quả gần như đạt 100%. Nếu chậm cấp cứu chậm tử vong cao. Bằng mọi biện pháp phải hạ nhanh nhiệt độ cơ thể trong “thời điểm vàng”. Đây là điều kiện tiên quyết để bệnh nhân thoát khỏi tử vong do say nắng, say nóng. Chuyển bệnh nhân về tuyến sau hoặc chuyển tới cơ sở hồi sức cấp cứu gần nhất nếu các biện pháp cấp cứu ban đầu không hiệu quả, không cải thiện nhanh về lâm sàng. Chú ý trên đường vận chuyển vẫn phải duy trì các biện pháp cấp cứu cơ bản, trong đó lưu ý các biện pháp hạ thân nhiệt. Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc hạ cửa sổ

VI, Các biện pháp phòng tránh

A, Khuyến cáo chung:

  • Không nên ra ngoài trong những ngày trời quá nóng, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
  • Người ở đang ở phòng điều hoà tránh ra nắng đột ngột, cần phải có khoảng thời gian thích nghi với môi trường bằng cách tăng nhiệt độ điều hoà trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi ra ngoài nắng.
  • Mặc quần áo nên sáng màu, thấm mồ hôi và thoáng mát
  • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, canh, uống đủ nước từ 1,5 lít – 2 lít, uống nhiều lần trong ngày
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức chống chịu của bản thân với môi trường

B, Đối với người làm việc trong môi trường thời tiết nắng nóng

  • Bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm trong thời tiết nóng thì không nên làm thời gian quá dài và hoạt động quá sức. Định kỳ làm khoảng 45 phút đến 1 tiếng thì nghỉ ngơi khoảng 15 phút đến 20 phút.Hạn chế tối đa tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng gáy. Sử dụng bảo hộ lao động, mũ nón, kính. Mặc quẩn áo rộng, thoáng, thấm mồ hôi, dùng kem chống nắngKhông nên sử dụng các đồ uống có cồn, nên uống các dung dịch muối, điện giải như orezol khi ra mồ hôi nhiều.
  • Thực hiện các biện pháp thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, tấm cách nhiệt, phun sương, điều hoà, quạt thông gió….

Tài liệu tham khảo

  1. JAMES L. GLAZER, M.D., Maine Medical Center, Portland, Maine- Management of Heatstroke and Heat Exhaustion .AFP Journal.20052.
  2. Hướng dẫn của Bộ Y tế về chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng cho cộng đồng và người lao động – Văn bản số 356/MT