Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Hen phế quản trên phụ nữ mang thai

Hen phế quản trên phụ nữ mang thai

  • HPQ ở phụ nữ mang thai là một tình trạng bệnh lý thường gặp (Tại Mỹ 5-8%). Tỷ lệ bệnh nhân HPQ mang thai đang có xu hướng  gia tăng.
  • Do tâm lý lo ngại việc sử dụng thuốc kiểm soát hen có thể gây các bất thường cho thai nên có khá nhiều phụ nữ mang thai không dùng thuốc kiểm soát hen đầy đủ.
  • Hen không được kiểm soát tốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tăng nguy cơ bất lợi cho thai nhi.
    1. Ảnh hưởng của thai nghén lên kiểm soát hen
  • 1/3 trường hợp triệu chứng hen xấu đị khi mang thai,1/3 các trường hợp triệu chứng không thay đổi,1/3 các trường hợp còn lại triệu chứng tốt lên khi mang thai.
  • Cơn hen thường xuất hiện ở phụ nữ có thai đặc biệt là 3 tháng giữa của thai kỳ.
  • Sự xuất hiện cơn cấp và kiểm soát hen kém có thể do thay đổi cơ học hoặc nội tiết, cũng có thể do giảm sử dụng thuốc (do lo ngại của người mẹ hoặc do thầy thuốc).
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ hay bị nhiễm trùng (Vi khuẩn, Virus), điều này có thể làm cho hen nặng lên.
  • Trong thời kỳ chuyển dạ có thể xuất hiện cơn cấp do tăng thông khí.
    2. Ảnh hưởng của hen không kiểm soát lên người mẹ mang thai
  • Sản giật, tiền sản giật.
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Vỡ ối sớm
  • Sinh mổ
  • Băng huyết sau sinh…
    3. Điều trị cơn hen cấp ở phụ nữ mang thai 
  • Dựa trên các đánh giá hệ thống 20% phụ nữ cần phải can thiệp vì cơn hen cấp trong thòi gian mang thai. Trong đó có 5.8% phải nhập viện.
  • Đợt cấp có liên quan đến nguy cơ trẻ bị nhẹ cân khi sinh.
  • Cơn cấp thường xẩy ra muộn (ba tháng giữa), ít khi xẩy ra trong 3 tháng cuối. Tỷ lệ mắc cơn cấp phụ thuộc mức độ nặng của hen.
  • Các yếu tố nguy cơ cơn cấp gồm: Chăm sóc tiền sản kém, béo phì, nhiễm khuẩn và không điều trị đủ liều corticoid hít.
  • Cơn hen cấp cần phải được điều trị tích cực vì tính mạng của mẹ và nguy cơ cho thai nhi. Phải đạt được mục tiêu SaO2>95%, tránh PaO2<75%, PaCO2>35%.
  • Thuốc giãn phế quản cường β2 là thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị cơn hen cấp cho phụ nữ mang thai.
  • ICS vẫn tiếp tục điều trị kể cả khi phải nhập viện phòng cấp cứu.
  • Corticoid đường toàn thân gần đây được khuyến cáo điều trị sử dụng sớm để điều trị hen cấp cho phụ nữ mang thai tại phòng cấp cứu. Tuy nhiên điều trị duy trì kéo dài thì không được khuyến cáo.
  • Kháng sinh chỉ sử dụng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn.

HPQ ở phụ nữ mang thai là một tình trạng bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc đang có xu hướng gia tăng. Thai nghén có thể gây xuất hiện cơn hen cấp và kiểm soát hen kém. Ngược lại kiểm soát hen kém và cơn hen cấp có thể gây nhiều nguy cơ bất lợi cho cả người mẹ và thai nhi. Các thuốc điều trị hen: ICS, SABA, LABA, Montelukast không tăng nguy cơ gây bất thường cho thai. Sử dụng không đủ liều thuốc kiểm soát có thể dẫn tới hen không được kiểm soát tốt từ đó có thể gây nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và thai. Phụ nữ mang thai cần phải tiếp tục sử dụng thuốc kiểm soát hen đầy đủ và phải được điều trị tích cực khi có cơn cấp để tránh nguy cơ bất lợi cho cả người mẹ và thai nhi.

Khoa Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An hiện là đơn vị điều trị nội trú cho các bệnh nhân là phụ nữ mang thai lên cơn hen cấp và quản lý ngoại trú cấp phát thuốc cho bệnh nhân hen phế quản.