Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp

  1. Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (và đôi khi là các mô lân cận). Các tác nhân gây khởi phát phổ biến nhất là sỏi mật và uống rượu. Mức độ nặng của viêm tụy cấp được phân loại là nhẹ, trung bình nặng hoặc nặng dựa trên sự hiện diện của các biến chứng tại chỗ và suy tạng tạm thời hoặc kéo dài. Chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng và nồng độ amylase và lipase huyết thanh, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Điều trị hỗ trợ bằng dịch truyền tĩnh mạch, thuốc giảm đau và hỗ trợ dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ tử vong chung của viêm tụy cấp thấp, tỉ lệ mắc và tử vong là đáng kể trong các trường hợp nặng

  1. Các triệu chứng
  • Đau bụng trên như dao đâm âm ỉ liên tục, thường đủ dữ dội để cần phải tiêm opioid. Đau lan đến phần lưng ở khoảng 50% số bệnh nhân. Đau thường xuất hiện đột ngột ở viêm tụy do sỏi mật; trong viêm tụy do rượu, đau xuất hiện trong vài ngày. Đau thường kéo dài trong vài ngày. Ngồi lên và nghiêng về phía trước có thể làm giảm đau, nhưng ho, cử động mạnh mẽ và hít thở sâu có thể làm đau tăng. Buồn nôn và ói mửa là phổ biến.Lau giấy có dính máu.
  • Mạch thường tăng.
  • Thở nhanh nông.
  • Huyết áp có thể cao hoặc thấp thoáng qua, kèm theo hạ huyết áp tư thế đáng kể.
  • Nhiệt độ có thể là bình thường hoặc thậm chí lúc đầu có thể dưới bình thường nhưng có thể tăng lên 37,7 đến 38,3° C trong vòng vài giờ.
  1. Nguyên nhân viêm tụy cấp có thể đến từ nhiều nguyên nhân
  • Sỏi mật là căn nguyên phổ biến nhất của viêm tụy cấp
  • Uống rượu là nguyên nhân phổ biến thứ hai của viêm tụy cấp
  • Một số đột biến gen gây viêm tụy đã được xác định
  1. Chẩn đoán
  • Các chất chỉ điểm trong huyết thanh (amylase, lipase)
  • Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh
  • Nghi ngờ viêm tụy bất cứ khi nào bệnh nhân đau bụng trên dữ dội không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở bệnh nhân uống rượu nhiều hoặc đã biết là bị sỏi mật.
  • Chẩn đoán viêm tụy cấp thường được xác lập bởi sự hiện diện của ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau:

    + Đau bụng phù hợp với bệnh

   + Amylase và/hoặc lipase huyết thanh > 3 lần giới hạn trên của giá trị bình thường (giới hạn nồng độ amylase và lipase bình thường có thể khác nhau tùy thuộc vào xét nghiệm được sử dụng)

   + Những dấu hiệu đặc trưng trên chẩn đoán hình ảnh mặt cắt ngang có ngấm thuốc cản quang

  1. Biến chứng của xuất huyết tiêu hóa:

     – Tại chỗ: Tích tụ dịch ở tụy và quanh tụy, huyết khối tĩnh mạch lách, hình thành nang giả tụy và rối loạn chức năng đường ra dạ dày.

     – Toàn thân: Sốc, suy tạng

  1. Điều trị:

     – Các biện pháp hỗ trợ.

    – Đối với viêm tụy cấp nặng và các biến chứng, thuốc kháng sinh và can thiệp điều trị là cần thiết.

   – Điều trị viêm tụy cấp thường là điều trị hỗ trợ. Bệnh nhân có các biến chứng có thể cần được điều trị bổ sung cụ thể. (Điều trị cơ bản viêm tụy cấp bao gồm

   – Hồi sức bằng bù dịch sớm định hướng mục tiêu.

   – Giảm đau.

  – Hỗ trợ dinh dưỡng.