Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Túi thừa đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Túi thừa đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

I. Túi thừa đại tràng là gì?

Túi thừa đại tràng là phần đại tràng bị mất lớp cơ, vì vậy thành đại tràng ở vị trí này yếu hơn rất nhiều các vị trí khác, làm cho phần đại tràng ở đây bị phình to tạo ra một túi niêm mạc và/ hoặc dưới niêm mạc ở đại tràng.

II. Hậu quả của túi thừa đại tràng là gì? Phần đại tràng bị phình to, tạo thành phần đại tràng có dạng hình túi, vị trí này thường xuyên sẽ bị đọng phân và có thể gây ra một số các biến chứng:

  1. Viêm túi thừa đại tràng: Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh túi thừa đại tràng. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố, và người cao tuổi và người táo bón thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các đối tượng còn lại
  2. Thủng đại tràng: Thủng đại tràng thường do viêm túi thừa, cũng có thể do các thủ thuật như nội soi đại tràng
  3. Chảy máu túi thừa: Viêm túi thừa là nguyên nhân gây ra chảy máu túi thừa, và nó chiếm khoảng 70% các trường hợp chảy máu từ đại tràng
  4. Áp xe ổ bụng: Do thủng túi thừa được khu trúIII. Nguyên nhân túi thừa đại tràng
    – Nguyên nhân của bệnh túi thừa đại tràng khá đa dạng. Kết quả của các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng việc xuất hiện túi thừa có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, cụ thể là thiếu hụt chất xơ, dư thừa đạm động vật và tác động từ môi trường xung quanh, lối sống cá nhân. Dù vậy, căn nguyên trực tiếp dẫn đến sự hình thành túi thừa trong đại tràng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên: Các nghiên cứu đều chỉ ra, tuổi càng cao tỷ lệ mắc túi thừa càng lớn; Tỷ lệ gặp túi thừa đại tràng cao hơn ở nhóm người có tiền sử viêm, loét đại tràng.

IV. Chẩn đoán bệnh

Túi thừa đại tràng có thể có một cho đến rất nhiều túi thừa đại tràng, và có thể xuất hiện ở nhiều đoạn khác nhau của đại tràng.

Đa phân các trường hợp bị túi thừa đại tràng không đi kèm với triệu chứng.  Nếu có là biểu hiện của tình trạng biến chứng của bệnh túi thừa đại tràng, biểu hiện thường gặp nhất là viêm túi thừa: Với biểu hiện sốt kèm đau bụng nhâm nhẩm, âm ỉ, liên tục tại một vị trí cố định, đôi khi nó xuất hiện ở manh tràng và gây nhầm lẫn với tình trạng viêm ruột thừa.

Vì vậy người bệnh thường tình cờ phát hiện túi thừa đại tràng khi thực hiện nội soi đại trực tràng toàn bộ hoặc siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng

  • Nội soi đại trực tràng toàn bộ hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc: Đây là 2 phương pháp được ưu tiên sử dụng, giúp xác định rõ có sự xuất hiện của túi thừa đại tràng hay không và biến chứng của bệnh nếu có.
  • Siêu âm: Túi thừa đại tràng dưới hình ảnh siêu âm là túi khí đầy phồng lên từ thành đại tràng. Tuy nhiên, hình ảnh túi thừa đại tràng cũng dễ bị nhầm lẫn với polyp.

V. Điều trị

  • Bệnh túi thừa đại tràng nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị. Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn cho phù hợp với bệnh. Duy trì cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất trong mỗi bữa ăn, đi kèm với xây dựng lối sống lành mạnh. Đây là cách chủ động bảo vệ sức khỏe toàn diện, giúp người bị túi thừa đại tràng giảm thiểu được tối đa khả năng bệnh tiến triển thành viêm túi thừa hoặc những biến chứng nặng nề hơn.
  • Đối với người bệnh có xuất hiện triệu chứng như táo bón, đau bụng, chướng bụng… bác sĩ sẽ điều trị theo triệu chứng đó. Mục đích là làm giảm thiểu mức độ cơn đau của triệu chứng, không gây ảnh hưởng chất lượng sống của người.
  • Bệnh túi thừa đại tràng không cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa, trừ khi người bệnh xảy ra biến chứng như thủng ruột gây nên áp xe ổ bụng hoặc viêm phúc mạc.