Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Phòng bệnh mùa mưa lũ

Phòng bệnh mùa mưa lũ

Với vị trí địa lý và khí hậu nước ta, hằng năm vào mùa mưa bão nhân dân ở các vùng nguy cơ lại đối mặt với những hậu quả do mưa bão và lũ lụt gây ra. Những bệnh thường gặp sau mưa lũ có thể kể đến như: Bệnh về đường tiêu hóa (Tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…)Bệnh về da: (Ngứa, nổi mẩn, nhiễm trùng da, nấm, ghẻ..). Bệnh về đường hô hấp: (Viêm phổi, viêm họng…) Các bệnh truyền nhiễm khác: Sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh whitmore…)

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  1. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lũ:

         Việc tiếp xúc trực tiếp với nước lũ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra các bệnh.

  • Không bơi, lội ở những nơi có nước lũ, nước đọng sau lũ: Nước lũ, nước đọng là nơi chứa nhiều rác thải, xác động vật và là nơi trú ẩn, đẻ trứng các loại côn trùng truyền bệnh.
  • Bảo vệ trẻ em: Để bảo vệ trẻ em khỏi các nguy hiểm, cần giám sát chặt chẽ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các vùng ngập lụt, vũng nước lặng và khu vực có nhiều bùn lầy, rác thải.
  1. An toàn thực phẩm:
  • Ăn chín uống sôi: Chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín kỹ, nước đun sôi. Uống nước sạch: Chỉ sử dụng nước đã đun sôi hoặc nước đóng chai. Nếu không có nước sạch, có thể dùng hóa chất khử trùng nước, hoặc các màng lọc chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Rửa kỹ thực phẩm: Rửa kỹ rau, củ, quả bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh thực phẩm trước khi chế biến.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, sạch sẽ và sử dụng hộp kín.
  • Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng…
  1. Vệ sinh cá nhân:
  • Rửa tay thường xuyên: Dùng xà phòng và nước sạch để rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với nước bẩn, rác thải, động vật chết hoặc người bệnh.
  • Tắm gội sạch sẽ: Sử dụng nước sạch và xà phòng để tắm gội, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nước lũ.
  • Bảo vệ vết thương: Nếu có vết thương, hãy rửa sạch bằng nước sạch và xà phòng, sau đó sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Không gãi khi da bị ngứa: Việc gãi có thể làm trầy xước da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  1. Vệ sinh môi trường:
  • Dọn dẹp nhà cửa: Sau khi nước rút, cần dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc bằng nước sạch và chất tẩy rửa, nước rút đến đâu- vệ sinh đến đó. Lau dọn vật dụng bằng nước sát khuẩn, đặc biệt là nhà vệ sinh và khu vực nấu ăn.
  • Khử trùng các bề mặt: Sử dụng các chất tẩy rửa có chứa chlorine để khử trùng các bề mặt như sàn nhà, tường, đồ dùng.
  • Xử lý rác thải: Thu gom và xử lý rác thải đúng cách, tránh để rác thải gây ô nhiễm môi trường.
  • Khử trùng bể nước, nguồn nước: Vệ sinh và khử trùng bể nước, giếng nước. hoặc sử dụng các phương pháp khử trùng khác như viên lọc nước, hóa chất.
  • Sát trùng hố xí: Rắc vôi bột hoặc các chất khử trùng khác vào hố xí.
  • Diệt côn trùng truyền bệnh: Diệt muỗi, ruồi, gián, chuột và các loại côn trùng truyền bệnh.
  1. Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm:
  • Tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu có người trong gia đình bị bệnh, cần cách ly người bệnh để tránh lây lan.
  • Đi khám bệnh khi có dấu hiệu bất thường: Nếu có các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, cần đi khám bác sĩ ngay.
  • Theo dõi thông tin về dịch bệnh: Lắng nghe các thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh từ các cơ quan y tế để phòng và phát hiện bệnh kịp thời.