Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Uncategorized > Thành tựu > Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế

Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng. Để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, chiều ngày 01/11/2024, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã tổ chức và hoàn thành công tác tiêm phòng, chống dịch sỏi cho cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viện. 

 

Theo kế hoạch sử dụng vắc xin phòng, chống sởi cho nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh của Sở Y tế Nghệ An, căn cứ vào số lượng vắc xin phòng sởi được phân bổ, phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã triển khai công tác tiêm chủng vắc xin sởi cho nhân viên y tế, lập danh sách nhân viên y tế (NVYT) được tiêm. Loại vaccine được sử dụng là vaccine phối hợp Sởi – Rubella.

Phòng Kế hoạch tổng hợp đã phối hợp với Khoa Khám bệnh và một số các khoa, trung tâm liên quan triển khai tiêm  70  mũi tiêm an toàn cho nhân viên y tế theo đúng các quy định về tiêm chủng hiện hành. 

 

 

 

 

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em trên toàn cầu mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh an toàn và hiệu quả. Bệnh rất dễ lây và có khả năng gây dịch lớn. Người mắc bệnh chủ yếu là trẻ em chưa tiêm chủng, hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi.

 

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các đồ vật mới bị nhiễm các dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban; có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy….

 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi rất dễ lây lan, 1 người mắc bệnh sởi có thể lây nhiễm cho 9 người trong số 10 người tiếp xúc gần mà chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Bất kỳ người nào chưa có miễn dịch với bệnh sởi (chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa phát triển khả năng miễn dịch) đều có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc bệnh hoặc lây truyền bệnh sởi sang người khác.

Đối với trẻ em cần được tiêm chủng đủ hai mũi vaccine phòng bệnh sởi lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các Trạm Y tế.