Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Góc tri ân > Câu chuyện tình người về bệnh nhân chất độc da cam

Câu chuyện tình người về bệnh nhân chất độc da cam

“Cố gắng cũng đã cố rồi. Bệnh viện đã giúp đỡ hết sức, từ y, bác sỹ; Ban an sinh xã hội, tới tận bác Giám đốc cũng đã tới chỉ đạo, thăm hỏi, còn hỗ trợ tiền cho gia đình bác nữa. BV dành tình thương yêu cho Phúc, nhưng con yếu quá rồi, đành phó mặc cho số phận…” – đó là lời tâm sự đẫm nước mắt của bác Nguyễn Hữu Dương, bố bệnh nhân Nguyễn Hữu Phúc trước khi đem em về nhà sáng nay.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hòa bình lập lại. Nhưng những nỗi đau còn mãi dai dẳng. Đằng sau cuộc chiến tranh thế kỉ là những câu chuyện xúc động về nạn nhân chất độc màu da cam. Câu chuyện về bệnh nhân Nguyễn Hữu Phúc, điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình đã khiến những y bác sỹ BVHN ĐK Nghệ An không khỏi xót thương.

Cách đây hơn 43 năm, mang theo nhiệt huyết tuổi trẻ, anh thanh niên Nguyễn Hữu Dương (SN 1957), trú xã Nam Trung, Nam Đàn) lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường Miền Đông Nam Bộ và Campuchia. 8 năm sau, anh thanh niên ngày ấy xuất ngũ trở về, kết hôn với người con gái cùng quê. Nhưng đối với người lính cuộc chiến mới chỉ là im tiếng súng. Thực tế cuộc sống hậu chiến không kém phần cam go, mà người lính còn phải gồng mình vượt qua. Cứ ngỡ sẽ là cuộc sống gia đình yên bình, nào đâu là những chuỗi ngày của nỗi đau thể xác và tinh thần dồn dập kéo đến không ngờ.

Đứa con đầu tiên của bác Dương ra đời không may mắn bị quái thai, không tay, chân đầy đủ và chỉ sau 2 ngày, bé đã qua đời. Đến đứa con thứ 2 chào đời năm 1985, vợ chồng bác hạnh phúc tràn đầy vì vẻ đẹp như thiên thần, khỏe mạnh lành lặn. Những năm tiếp theo, 2 đứa con. 1 bé gái và 1 bé trai lần lượt chào đời. Nhưng xót xa thay, lần lượt cả 2 người con của bác Dương đều bị tàn tật, trong đó Nguyễn Hữu Phúc (1994) bị nặng nhất.

Cơ thể co quắp, teo hết chân tay, bại não, 23 năm trên cõi đời là 23 năm em phải nằm sinh hoạt một chỗ, hành động quậy phá trong vô thức, cần người phục vụ 24/24. Khi đến khám tại bệnh viện, bác Dương mới biết bản thân mình bị phơi nhiễm chất độc Điôxin, 2 đứa con bị nhiễm chất độc da cam nặng. Đau khổ tột cùng, nhưng sau những đêm dài khóc than cho số phận, vợ chồng 2 bác quyết định nén nỗi đau, vực dậy tinh thần quyết nuôi hai con bằng tất cả tình yêu thương của tình phụ mẫu.

Những ngày đầu mới nhập viện, gửi tờ đơn xin hỗ trợ tới Ban An sinh xã hội, bác Dương lần hồi dở tìm tờ chứng nhận bản thân mang trong mình chất độc màu da cam trong chiếc ví sờn rách để đưa cho Bệnh viện. Rồi bác vén ống quần lên để lộ những mảng da sậm màu cháy đen lan rộng khắp chân. “Bác bị bỏng bom napan đó. Trên phần ngực và bụng của bác còn 9 vết sẹo, 9 lỗ thủng do trúng đạn của địch bắn. Không hiểu răng hứng chịu bao nhiêu đau đớn rứa, mà bác vẫn sống sót trở về được”.

Bác trở về rồi, nhưng nỗi đau chiến tranh không chỉ ở thể xác, nó còn kéo dài mãi. Về với cuộc sống thanh bình, vợ chồng bác Dương gắng gượng mưu sinh. Gần 3 triệu tiền trợ cấp thương binh 2/4, và trợ cấp đối với người trực tiếp hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là số tiền cả nhà lo toan cho cuộc sống.

Ngày Phúc chào đời với vỏn vẹn 800 gram, nhìn con sinh ra với dáng hình bất thường, vợ chồng bác Dương nuốt nước mắt vào trong, dồn tất cả tiền của, bồng bế con đi khắp các bệnh viện để chạy chữa. Cơ thể co giật liên tục, mỗi khi lên cơn, Phúc lại cào cấu, đánh đập những người thân yêu nhất. 23 năm qua, không biết bao nhiêu lần Phúc phải xuống cấp cứu tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Rong ruổi cùng con trong tháng ngày dài điều trị, dù không muốn, nhưng bệnh viện HNĐK Nghệ An đã trở thành nơi quen thuộc của bác và gia đình.

Lần này, Phúc lại xuống điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện do vết mổ nối xương gãy tại BV tuyến dưới bị hoại tử. Dù đã được bác sỹ các Y, BS khoa Chấn thương, khoa Hồi sức tích cực chống độc chăm sóc tận tình, với phác đồ điều trị cắt cụt chi, xử lý vết thương và sử dụng thuốc liều cao; nhưng sức đề kháng của cơ thể gầy gò đã không thể chống chọi lại được với bệnh tật…

Đêm văn nghệ từ thiện “Tiếng hát với bệnh nhân” thứ 7, ngày 07/01 vừa qua, với lời mời từ Ban An sinh xã hội, bác Dương đã bế Phúc tới hội trường. Ngồi hàng ghế thứ 2, chăm chú xem chương trình “Lần đầu tiên trong đời Phúc được đi xem văn nghệ. Con cùng lắng nghe tiếng hát của các y, bác sỹ; có lẽ con cảm nhận được đây là chương trình dành cho những người như con, nên dù rất đau, nhưng con vẫn ngồi ngoan, không quậy phá gì. Trong buổi văn nghệ, con còn được tổ chức xã hội tặng quà nữa. Sinh ra bản thân con đã gặp nhiều bất hạnh, bù đắp được tí nào cho con là điều hạnh phúc”- Bác Dương chia sẻ.

Trong quá trình Phúc điều trị tại Bệnh viện, Ban An sinh Xã hội cùng y, bác sỹ đã thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình; đồng thời hỗ trợ toàn bộ viện phí và các suất cơm từ thiện, cùng với chuyến xe cấp cứu đem em về nhà. Tổng giá trị 3 triệu đồng. Ngoài ra, BS Linh GĐ BV thăm hỏi em Phúc 3 triệu. Tất cả những việc làm của Bệnh viện thay lời tạ ơn những người đã cống hiến thân mình cho Tổ quốc độc lập, bình yên hôm nay.

Xúc động, cảm kích với những quan tâm của bệnh viện, trước khi về, bác Dương gửi bức thư tri ân tới các y, bác sỹ và tập thể Bệnh viện HNĐK Nghệ An.

001-1 002 003

 

_dsc4331

_dsc4335

Đại diện Ban An sinh Xã hội Bệnh viện động viên, thăm hỏi em Phúc 

_dsc4335-3

Em Phúc điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình hơn 2 tuần

20170112_113604 20170113_095249

Em Phúc được chăm sóc tại khoa Hồi sức Tích cực chống độc