Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Chất lượng bệnh viện > Hướng dẫn xây dựng phác đồ điều trị của bệnh viện

Hướng dẫn xây dựng phác đồ điều trị của bệnh viện

Hướng dẫn xây dựng phác đồ điều trị của bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và tiết kiệm chi phí.

Theo Quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 19, các bệnh viện có thẩm quyền xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán điều trị của bệnh viện (gọi tắt là phác đồ). Việc bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị để phù hợp với thực tế mô hình bệnh tật và các điều kiện nguồn lực mà bệnh viện đang có.

Nếu các bệnh viện không xây dựng phác đồ riêng mà chỉ áp dụng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế là chưa đủ vì hướng dẫn của Bộ Y tế mang tính chất chung, quy định cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, từ tuyến cao nhất đến các cơ sở chăm sóc ban đầu. Hơn nữa, hiện tại cũng vẫn chưa đủ hướng dẫn của Bộ Y tế cho tất cả các bệnh hiện có vì để thống nhất hướng dẫn trên toàn quốc cần nhiều thời gian, nguồn lực mới có thể thực hiện được.
Ví dụ về quyển phác đồ điều trị do bệnh viện xây dựng

Ví dụ về quyển phác đồ điều trị do bệnh viện xây dựng

Chính vì vậy, nếu các bệnh viện không xây dựng phác đồ cho chính bệnh viện mình thì sẽ không biết và không áp dụng thống nhất những nội dung nào mà hướng dẫn đề cập đến. Ví dụ trong hướng dẫn có chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng mà bệnh viện không có thì bác sĩ sẽ làm thế nào? Chỉ định thuốc mà trong danh mục bệnh viện không có thì bác sĩ làm thế nào? Kê đơn ra ngoài mua hay phải chuyển người bệnh lên tuyến trên?
Chính vì vậy, tất cả các cơ sở KCB, không chỉ bệnh viện cần xây dựng, cập nhật phác đồ chẩn đoán và điều trị của chính bệnh viện mình, dựa trên các hưong
dẫn của Bộ Y tế, các hướng dẫn quốc tế, các tài liệu đào tạo, các nguồn dữ liệu khoa học tin cậy khác…
Các bước xây dựng phác đồ điều trị:
Bước 1: Lên danh mục các phác đồ cần xây dựng
Tuỳ theo từng bệnh viện mà số phác đồ cần xây dựng sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn, mức độ chuyên khoa sâu và nhất là mô hình bệnh tật mà bệnh viện tiếp nhận người bệnh.
Để lên danh mục phác đồ cần xây dựng, cần giao cho các khoa lâm sàng, sử dụng dữ liệu thông tin, thống kê để lên danh mục những bệnh, vấn đề sức khoẻ mà khoa lâm sàng đã từng tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị. coque iphone xs Danh mục này cần sắp xếp theo mã ICD 10 để dễ quản lý và tránh trùng lắp giữa các chuyên khoa.
Bước 2: Lựa chọn ưu tiên trong xây dựng phác đồ.
Sử dụng nguyên lý Pareto để lựa chọn danh mục phác đồ ưu tiên cần xây dựng trước. Chọn danh mục bệnh mà có tần suất gặp phổ biến chiếm 70-80% các trường hợp bệnh vào khoa, vào bệnh viện (đôi khi, số bệnh chỉ chiếm 20-30% trong danh mục nhưng có tần suất nhập viện điều trị cao chiếm 70-80%).
Giai đoạn tiếp theo sẽ biên soạn các phác đồ còn lại, từng bước bao phù được toàn bộ các bệnh mà bệnh viện đã gặp và tiếp nhận điều trị người bệnh.
Bước 3: Phân công người biên soạn và tiến hành biên soạn phác đồ
Nguyên tắc phân công: ai giỏi nhất, thành thạo nhất trong lĩnh vực chuyên khoa nào thì sẽ được giao biên soạn phác đồ thuộc chuyên khoa đó. Nên phân công theo nhóm chuyên khoa. coque iphone 7 Vai trò của Trưởng khoa lâm sàng là rất quan trọng chịu trách nhiệm lựa chọn, phân công, quán xuyến, đôn đốc các bác sĩ lâm sàng của khoa tham gia biên soạn phác đồ. Trưởng khoa là người chịu trách nhiệm về chuyên môn của Khoa và cũng sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong xây dựng phác đồ của Khoa.
Các bác sĩ lâm sàng tham gia biên soạn phác đồ cũng là một quá trình đào tạo liên tục bởi để biên soạn phác đồ được giao, bác sĩ đó phải tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu các hướng dẫn của Bộ Y tế, của các hiệp hội chuyên ngành, các tài liệu đào tạo và các tài liệu nghiên cứu, tài liệu khoa học liên quan. coque iphone 7 Phải xem xét các phương tiện, dịch vụ cận lâm sàng mà bệnh viện có, danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện, danh mục thuốc được bảo hiểm y tế thanh toán để đưa vào phác đồ cho phù hợp. Các bác sĩ cũng có thể tham khảo các phác đồ chẩn đoán và điều trị của các bệnh viện khác, nhưng tốt nhất là nên tham khảo của bệnh viện có phạm vi chuyên môn tương đương với bệnh viện mình thì sẽ phù hợp hơn. Tránh tình trạng copy nguyên bản phác đồ của bệnh viện khác để sử dụng tại bệnh viện mình vì đôi khi sẽ không phù hợp.
Bước 4: Thẩm định phác đồ
Thành lập hội đồng chuyên môn của bệnh viện có đại diện các lĩnh vực chuyên khoa tham gia hội đồng. coque iphone Có thể sử dụng Hội đồng thuốc và điều trị là thành phần chính của Hội đồng chuyên môn. Tuỳ theo việc thẩm định phác đồ của chuyên khoa nào thì có thể mời thêm các thành viên từ các cơ sở khác cùng chuyên khoa để tham gia đóng góp. coque iphone xr Trong thành phần hội đồng không thể thiếu dược sỹ lâm sàng, cán bộ dược cung ứng thuốc và các khoa cận lâm sàng để bảo đảm các chỉ định cận lâm sàng, chỉ định thuốc phù hợp với năng lực và danh mục thuốc của bệnh viện. Qua việc thẩm định, bệnh viện cũng sẽ phát hiện những thuốc cần có trong danh mục mà đang còn thiếu, các xét nghiệm cần có mà bệnh viện chưa có để có kế hoạch phát triển, bổ sung.
Bước 5: Phê duyệt và Ban hành phác đồ
Sau khi được Hội đồng chuyên môn thẩm định và thông qua, đơn vị đầu mối (phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc phòng Quản lý chất lượng) tổng hợp và trình giám đốc ký quyết định ban hành để áp dụng chung thống nhất toàn bệnh viện.
Bước 6: Phổ biến và truyền đạt phác đồ
Các phác đồ đã được phê duyệt và ban hành phải đến được tất cả cán bộ có liên quan để sử dụng. Có thể phát hành dưới dạng ấn bản “cứng” in ấn hoặc các bản “mềm” để lưu hành trong bệnh viện. Tận dụng trang web của bệnh viện và mạng nội bộ để hỗ trợ cho công tác này để giảm chi phí và tăng hiệu quả tiếp cận phác đồ. coque iphone 6 Có thể tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học để triển khai phác đồ và có thêm cơ hội đóng góp của các cán bộ y tế có liên quan.
Bước 7: Giám sát thực hiện phác đồ
Vấn đề giám sát hết sức quan trọng. Nếu chỉ ban hành phác đồ mà không giám sát tuân thủ phác đồ thì việc xây dựng và ban hành phác đồ không có nhiều ý nghĩa. Việc giám sát nhằm một số mục đích như sau:
– Đánh giá việc tuân thủ phác đồ của các bác sĩ, bảo đảm chất lượng chuyên môn.
– Giúp kiểm soát việc ra chỉ định cận lâm sàng, chỉ định dịch vụ kỹ thuật và chỉ định sử dụng thuốc, góp phần kiểm soát chi phí, tránh lạm dụng và lãng phí, tránh xuất toán BHYT.
– Là quá trình cần thiết để phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện để tiếp tục cải tiến và từng bước nâng cao chất lượng của phác đồ, cập nhật các kiến thức và thực hành mới phù hợp với sự phát triển của y học.
Giám sát có thể thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Giám sát điện tử:
Nếu bệnh viện đã ứng dụng CNTT trong việc quản lý kê đơn hoặc hỗ trợ kê đơn, có thể sử dụng các phần mềm, công cụ, các quy tắc để phát hiện các bất thường, ví dụ, sử dụng biểu đồ kiểm soát để phát hiện kê đơn bất hợp lý, theo dõi DDD để phát hiện bất thường trong sử dụng kháng sinh.
+ Giám sát tại khoa lâm sàng: có thể đánh giá trên hồ sơ bệnh án tại khoa lâm sàng và phản hồi cho bác sĩ các nội dung chưa tuân thủ. Có thể chọn ngẫu nhiên hoặc có chủ đích thông qua các thông tin giám sát điện tử.

Xây dựng, ban hành, giám sát thực hiện phác đồ là một chu trình chất lượng, có thể thực hiện theo các nguyên tắc về quản lý chất lượng.