Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > GIỚI THIỆU > Khoa Phòng > Ban Trợ giúp xã hội

Ban Trợ giúp xã hội

  1. Địa chỉ: Tầng 1, khu vực Văn phòng Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Km 5, Đại lộ Lênin, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An.
  2. Điện thoại: 0383579126.  Email: congtacxahoi.bvna@gmail.com
  3. Chức năng, nhiệm vụ:                                                                                                                                    3.1. Chức năng:                                                                                                                                      Chức năng của Ban Trợ giúp Xã hội Bệnh viện là quản lý, triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” do Bộ Y tế ban hành trong hoạt động của đơn vị.
    • Ban TGXH có chức năng quản lý thống nhất và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Bệnh viện để tổ chức thực hiện các hoạt động CTXH trong quá trình khám chữa bệnh.
    • Đối tượng phục vụ:
      • Người bệnh – người nhà gọi chung là người bệnh (NB)
      • Nhân viên y tế
      • Cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, nhà hảo tâm có nhu cầu từ thiện, trợ giúp về: tiền mặt, vật chất, tình cảm, chăm sóc hỗ trợ…
      • Các cơ sở đào tạo nghề CTXH, đặc biệt là CTXH trong y tế.

    3.2. Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện

    3.2.1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh) bao gồm:

    1. Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;
    2. Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏa, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;
    3. Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh; hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;
    4. Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh.

    đ. Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng(nếu có);

    1. Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của Bệnh viện.

    3.2.2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

    1. Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
    2. Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
    3. Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của Bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo;
    4. Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

    đ. Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

    1. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

    3.2.3. Vận động tiếp nhận tài trợ:

    – Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

    – Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phát triển công tác xã hội tại Bệnh viện. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực của một số tổ chức quốc tế ở Việt Nam có nhiều quan tâm đến phát triển nghề CTXH trong y tế như UNICEF, WHO, dự án…

    3.2.4. Hỗ trợ nhân viên y tế:

    1. Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị
    2. Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị

    3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng

    1. Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho hoạc sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội
    2. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

    3.2.6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện

    3.2.7. Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng(nếu có).