Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Chất lượng bệnh viện > Báo cáo an toàn bức xạ và hạt nhân, đo lường phương tiện đo nhóm 2 tại Bệnh viện

Báo cáo an toàn bức xạ và hạt nhân, đo lường phương tiện đo nhóm 2 tại Bệnh viện

 Bệnh viện HNĐK Nghệ An tiền thân là Bệnh viện bản xứ Vinh, tính đến năm 2024 đã có 106 năm truyền thống (18/9/1918 – 18/9/2023). Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Hồ Chí Minh…. Đến năm 1997, Bệnh viện chính thức đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, Bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hiện nay, Bệnh viện HNĐK Nghệ An là Bệnh viện Đa khoa hạng I, tuyến cuối  về khám, chữa bệnh đa khoa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đồng thời tuyến cuối khám, chữa bệnh về chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa và Sản phụ khoa của khu vực Bắc Trung Bộ. Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho ngành Y tế xây dựng chiến lược phát triển các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh trên toàn tỉnh và khu vực; trực tiếp triển khai thực hiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân đặc biệt là nhân dân tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ và nước bạn Lào; đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật; tham gia công tác phòng bệnh; hợp tác quốc tế; là cơ sở đào tạo thực hành cho một số các Trường Đại học uy tín và Cao đẳng Y – Dược trong cả nước.

 Bệnh viện được UBND tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn cho tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 3602/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 của UBND Tỉnh Nghệ An. Bộ Y tế giao nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn về chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa và Sản Phụ khoa cho 40 cơ sở y tế tuyến tỉnh và 82 cơ sở y tế tuyến huyện thuộc khu vực Bắc Trung Bộ theo Quyết định số 1670/QĐ-BYT ngày 25/03/2021 của Bộ Y tế.

* Về chuyên môn kỹ thuật

Hiện nay, Bệnh viện đã thực hiện được 11006 danh mục kỹ thuật, trong đó có 1040 danh mục kỹ thuật tuyến Trung ương: Phẫu thuật thủ thuật loại đặc biệt đạt 70,15%, Loại I đạt 88,3%, Loại II đạt 90,07%, Loại III đạt 93,21%. Phân theo từng hệ chuyên khoa cụ thể, hệ Nội đã thực hiện được 90% danh mục kỹ thuật tuyến Trung ương, chuyên ngành Ngoại khoa và Sản khoa đã thực hiện được 92,7% tổng số danh mục kỹ thuật hiện tại tuyến Trung ương. Các Kỹ thuật cao, chuyên sâu thuộc phân loại đặc biệt, tiêu biểu như:

  1. a) Hệ ngoại.

– Ghép tạng: Bệnh viện đã thành lập đơn vị tư vấn và điều phối ghép tạng và đã triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc, ghép tạng từ người cho sống và người cho chết não (như ghép thận).

– Phẩu thuật Robot, phẫu thuật nội soi các ca bệnh khó thuộc nhiều chuyên ngành như: phẫu thuật tim mạch lồng ngực; phẫu thuật thần kinh – cột sống, chấn thương chỉnh hình, ngoại gan mật, ngoại tiêu hóa, ngoại tiết niệu.

– Phẫu thuật thẩm mỹ: Vi phẫu bằng tạo hình xương mác tự thân ghép tức thì sau cắt đoạn xương hàm dưới cũng như các loại phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đa chuyên ngành khác.

– Gây mê, hồi sức ngoại khoa: thực hiện gây mê hồi sức cho các bệnh nhân nặng, phẩu thuật phức tạp như: bệnh nhân sốc đa chấn thương; bệnh nhân chết não hiến đa tạng; ghép thận; phẫu thuật thay van tim…

 – Chuyên khoa lẻ: Thực hiện được hầu hết các kỹ thuật cao trong từng chuyên khoa như Tai mũi họng; Mắt; Răng – Hàm – Mặt.

  1. b) Sản nhi – Hỗ trợ sinh sản:

– Sản phụ khoa: Phẫu thuật nội soi sàn chậu, phẫu thuật nội soi vét hạch điều trị ung thư nội mạc tử cung.

  – Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

       –  Nhi khoa: Triển khai nhiều kỹ thuật chuyên nghành nhi hồi sức cấp cứu nhi, thở máy cho bệnh nhi sơ sinh.

  1. c) Hệ Nội và Hồi sức cấp cứu – chống độc:

– Hồi sức cấp cứu – chống độc: Kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), Các kỹ thuật Lọc máu, Hạ thân nhiệt chỉ huy, đo áp lực nội sọ (ICP) sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn. Sử dụng thuốc antidote điều trị ngộ độc thuốc …

– Can thiệp mạch: Bệnh vện đã triển khai và làm chủ được kỹ thuật can thiệp mạch trong các chuyên ngành tim mạch, can thiệp thần kinh, can thiệp mạch tạng, mạch ngoại vi, đặt máy tạo nhịp tim…

  1. d) Hệ cận lâm sàng:

– Di truyền sinh học phân tử: Xét nghiệm giải trình tự gen trong chẩn đoán điều trị bệnh máu, ung thư, xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể trong chẩn đoán điều trị vô sinh, bệnh máu, đo tải lượng virut.

– Hóa sinh: Xét nghiệm định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép trong điều trị ghép tạng. Các marker theo dõi chẩn đoán điều trị ung thư.

  – Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng: sinh thiết dưới hướng dẫn CLVT, cắt polyp ống tiêu hóa, thắt giãn tĩnh mạch thực quản, tiêm và kẹp clip cầm máu, nội soi cắt hớt niêm mạc đường tiêu hóa điều trị ung thư sớm …

*Về cơ sở hạ tầng

– Bệnh viện được xây dựng trên diện tích đất được UBND tỉnh Nghệ An giao quản lý và sử dụng có tổng diện tích đất là 9,67 ha; Trong đó: Khu A: 74.848,5m2; Khu B: Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An thuê là: 2,185 ha, thời hạn thuê 50 năm. Khu A diện tích xây dựng công trình: 30.212m2; diện tích sàn đã xây dựng khoảng: 69.088m2;

– Hệ thống công trình, khu kỹ thuật phòng mổ, phòng hồi sức, phòng đẻ, phòng thủ thuật, kỹ thuật xquang …, các buồng bệnh, thiết kế, xây dựng đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn Bệnh viện, đảm bảo cơ cấu và dây chuyền hoạt động của Bệnh viện. Các khoa và buồng bệnh đảm bảo điều kiện và tiện nghi, có nước sạch cung cấp đủ cho hoạt động hàng năm công trình được bảo trì theo quy định. Bệnh viện có hệ thống điện ưu tiên, an toàn, máy phát điện dự trữ, môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, hệ thống đường giao thông nội viện đảm bảo thuận tiện cho cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Có hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng đang hoạt động theo quy định. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện được thành lập và có bề dày lịch sử thực hiện việc hấp sấy tập trung trong toàn Bệnh viện.

– Bệnh viện đảm bảo tiêu chí về cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của Bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

* Về Trang thiết bị Y tế

Để đáp ứng tốt nhất cho công tác khám chữa bệnh, Bệnh viện hiện có gần 1000 trang thiết bị y tế chuyên sâu, trong đó có nhiều trang thiết bị công nghệ cao và hiện đại đáp ứng theo danh mục kỹ thuật được phê duyệt tại đơn vị như:

– Các trang thiết bị và thực hiện được các kỹ thuật tiên tiến, chuyên sâu trong xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi sinh vật, miễn dịch huyết học, huyết thanh, virus, sinh học phân tử, phóng xạ, giải phẫu bệnh lý… bao gồm: máy huyết học tự động, máy phân tích huyết học tự động, 02 hệ thống xét nghiệm tự động, máy sinh hóa tự động, máy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tự động Biomereux, hệ thống giải trình tự gen, hệ thống xét nghiệm tự động miễn dịch, hệ thống lập sơ đồ nhiễm sắc thể bán tự động, máy lai phân tử FISH, hệ thống máy điện di gen…

– Các trang thiết bị đặc hiệu và thực hiện được các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh phức tạp, chuyên sâu như: hệ thống cắt lớp vi tính, hệ thống chụp mạch DSA, hệ thống X.Quang kỹ thuật số, hệ thống nội soi, siêu âm tổng quát và chuyên sâu… đảm bảo thực hiện được các kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh hiện đại.

– Các trang thiết bị đặc hiệu và thực hiện được các kỹ thuật y học tiên tiến, phức tạp, chuyên khoa sâu, như: hệ thống ghép tế bào gốc, hệ thống chụp và can thiệp mạch, hệ thống điện sinh lý cơ tim, 142 hệ thống máy thở, 02 hệ thống ECMO, máy hạ thân nhiệt chỉ huy… bên cạnh đó Bệnh viện có 18 phòng mổ được trang bị đầy đủ hiện đại (03 phòng mổ ghép tạng, 11 hệ thống phẫu thuật nội soi, cùng nhiều trang thiết bị phẫu thuật khác…) để triển khai phẫu thuật tim mạch, sọ não, thần kinh mạch máu, phẫu thuật tạo hình… Đáp ứng đủ về yêu cầu chuyên môn và tiêu chuẩn của Bệnh viện hạng 1 hoàn chỉnh tiến tới trở thành Bệnh viện hạng đặc biệt.

  1. Các thiết bị bức xạ và hạt nhân, các phương tiện đo lường nhóm 2 tại Bệnh viện:

2.1. Các thiết bị bức xạ và hạt nhân

        Theo quy định tại theo QCVN 16:2018/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BKHCN, các thiết bị bức xạ tại Bệnh viện hiện nay bao gồm:

STT Thiết bị Năm đưa vào sử dụng Khoa/Phòng/Trung tâm quản lý Chu kỳ kiểm định Hiện trạng
1.        Hệ thống chụp mạch 1 bình diện Allura XPER FD20/ Philips 2009 TT Tim mạch 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
2.        Hệ thống chụp mạch 1 bình diện IGS 5/ GE HealthCare 2021 TT Đột quỵ 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
3.        Hệ thống chụp XQuang kỷ thuật số ESSNTA DR-PHILIP 2010 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
4.        Máy chụp XQ cắt lớp vi tính 64 lát cắt Ingenuity Philips 2014 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
5.        Máy chụp Xquang tăng sáng truyền hình luminos Select Simens 2014 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
6.        Hệ thống Xq chụp cắt lớp vi tính (CTScanner) 16 lát cắt MX16-Silce Philips 2016 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
7.        Máy Xquang kỹ thuật số DR XGEO GF50 Samsung 2016 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
8.        Hệ thống chụp cắt lớp vi tính 32 dãy Hitachi Supria 2021 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định
9.        Máy X quang kỹ thuật số chụp tổng quát DRGEM GXR-40S 2021 Khoa X quang 12 tháng Đang trong thời hạn kiểm định

2.2. Các phương tiện đo lường nhóm 2

        Theo quy định tại Mục 1 Điều 4 Chương II Văn bản Hợp nhất Thông tư Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, các thiết bị đo lường nhóm 2 tại Bệnh viện:

STT Thiết bị Số lượng Chu kỳ
kiểm định
Ghi chú
1.        Huyết áp kế 45 12 tháng Đã kiểm định
2.        Nhiệt kế 10 24 tháng Đã kiểm định
3.        Phương tiện đo điện tim: Máy điện tim, Monitor,… 17 24 tháng Đã kiểm định
4.        Phương tiện đo điện não: Máy điện não vi tính,… 2 24 tháng Đã kiểm định
5.        Phương tiện đo độ khúc xạ mắt: Máy đo khúc xạ tự động,… 1 12 tháng Đã kiểm định
6.        Cân 10 24 tháng Đã kiểm định
7.        Phương tiện đo độ ẩm nhiệt độ 10 24 tháng Đã kiểm định

 

  1. Nhân lực

        Hiện tại có 1660 nhân viên đang làm việc và công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An, trong đó có 45 nhân viên trực tiếp vận hành thiết bị bức xạ thuộc các Khoa X – quang, Trung tâm đột quỵ, Trung tâm tim mạch. Trong đó, cả 45 nhân viên đều có chứng nhận về An toàn bức xạ cho nhân viên trong X-quang chẩn đoán y tế. Nhân viên làm công tác về an toàn bức xạ thuộc Ban an toàn vệ sinh lao động được Bệnh viện phân công theo quyết định số 3698/QĐ-BV ngày 29/12/2023, và Nhân viên phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện được bổ nhiệm cụ thể theo Quyết định số 3724/QĐ-BV ngày 31/12/2023 Bệnh viện ban hành.

  1. Đặc điểm, tình hình hoạt động công việc bức xạ:

4.1. Mô tả công việc bức xạ

  1. a) Hoạt động quản lý, vận hành Máy X-quang:

– Vệ sinh máy móc, phòng máy:

Các bước Nội dung Yêu cầu
1 Trước giờ làm việc 10 phút và trước khi nhận trực –         Làm vệ sinh bằng giẻ mềm:

–         Bàn máy

–         Hệ thống cánh tay C

–         Tủ điều khiển

–         Bảng điều khiển

–         Máy tinh

–         Kiểm tra máy hút ẩm nếu đầy thì đổ nước

2 Đột xuất có dịch bẩn –         Dịch tiết bình thường: Gọi nhân viên vệ sinh lau xử lý

–         Máu tươi: Lấy giấy thấm sau đó đổ ZAVEN lau sạch

–         Máu khô: Dung dịch PRESEPT đậm đặc đổ lên lau sạch (1 viên pha với 7 lít nước)

3 Sau giờ làm việc –         Hết giờ làm việc thực hiện vệ sinh như bước 1 và bàn giao trang thiết bị cho tua trực
4 Tổng vệ sinh –         Chiều thứ 5 hàng tuần làm tổng vệ sinh, 5S toàn bộ phòng máy và khoa

–         Tần suất 1 lần/ tuần

–         Dụng cụ: Khăn, giẻ lau mềm..

–         Yêu cầu sạch sẽ, đảm bảo an toàn trang thiết bị

– Vận hành máy:

TT Các bước Yêu cầu
1 Kiểm tra máy trước khi vận hành      *. Kiểm tra độ an toàn

–         Kiểm tra an toàn trước khi vận hành máy

–         Kiểm tra đầy đủ thông số kỹ thuật

–         Kiểm tra an toàn thiết bị

–         Kiểm tra an toàn lao động..

2 Khởi động máy      *. Cấp nguồn:

–         Bật CB nguồn tủ điện chính  ( nếu đã tắt).

–         Bật công tắc ON cấp nguồn điện cho máy

–         Bật nguồn cho máy tính và màn hình khối xử lý hình ảnh. Chờ khoảng 2 phút

–         Chờ màn hình chính xuất hiện bảng chỉ dẫn và làm theo hướng dẫn.

–         Bắt đầu hoạt động

3 Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm –         Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của phòng máy và ghi vào nhật ký vận hành máy: Nếu không đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thì phải điều chỉnh về chỉ số thích hợp mới được vận hành máy

–         Nhiệt độ yêu cầu cho phòng chụp bệnh nhân và phòng điều khiển trong khoảng 18- 24 độ.

–         Độ ẩm yêu cầu từ 40% – 70%

( không đọng nước)

–    Phòng chụp và phòng điều khiển luôn luôn đảm bảo duy trì điều kiện nhiệt độ như trên, kể cả ban đêm, cuối tuần hay ngày nghỉ

4 Quy trình thực hiện kỹ thuật chuyên môn     Nhận bệnh nhân

–    Kiểm tra đối chiếu đúng quy định (3 kiểm tra 5 đối chiếu)

–     Thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo đúng quy trình kỹ thuật

–     Kết thúc quy trình chụp

–         Thao tác trên máy nhẹ nhành, chính xác

–         Tập trung tối đa cho công việc chụp bệnh nhân và vận hành máy, không làm việc riêng

–    Mỗi lần chụp chỉ gọi 1-2 bệnh nhân vào phòng chụp, lúc chuẩn bị bệnh nhân phải ở trong phòng chờ

–         Bác sỹ, KTV được phân công phụ trách phòng máy và làm việc trong ngày cập nhật các lỗi trong ngày báo cho Trưởng, phó khoa, KTV trưởng

–         Nếu gặp sự cố lỗi máy do mất điện đột ngột, các sự cố làm máy ngừng hoạt động.. KTV vận hành máy báo ngay cho lãnh đạo khoa, Bác sỹ được phân công phụ trách phòng máy hoặc Bác sỹ trưởng tua trực để mời Phòng Vật tư thiết bị lên lập biên bản sự cố, báo ban giám đốc hoặc trực lãnh đạo Bệnh viện

5 Thực hiện kết thúc buổi làm việc (tắt máy) –         Tắt tất cả các chương trình, ứng dụng và chọn Log out

–         Tại màn hình xanh của windows, chọn Start -> Shut down

–         Đóng nguồn điện về nút OFF

6 Ghi nhật ký vận hành máy –         Ghi đầy đủ những diễn biến trong ngày làm việc

–         Bàn giao cho tua trực

–         Tua trực bàn giao lại cho tua sau hoặc người quản lý trang thiết bị sau phiên trực

Bảo hành, bảo dưỡng:

TT Các bước Yêu cầu
1 Bảo dưỡng thường xuyên –         Các KTV làm vệ sinh máy ( Đã có quy trình)

–         Theo dõi các lỗi xẩy trong ngày

–         Ghi nhật ký vận hành máy

–         Bác sỹ, KTV được phân công phụ trách phòng máy và làm việc trong ngày cập nhật các lỗi trong ngày báo cho Trưởng, phó khoa, KTV trưởng

–         KTV trưởng báo cáo lỗi lên hệ thống mạng “ Sự cố” để các phòng ban biết và xử lý theo quy định

–         Trưởng, phó khoa cập nhật lỗi và báo cho phòng Vật tư thiết bị Y tế, Lãnh đạo Bệnh viện

2 Bảo dưỡng định kỳ –         Phối hợp với phòng Vật tư thiết bị Y tế xếp lịch mời hãng về bảo hành, bảo dưỡng 6 tháng/ lần

 ( Có lịch bảo dưỡng cụ thể)

3 Người phụ trách trang thiết bị –         Đã có danh sách cụ thể cho từng máy và đã được phòng Vật tư thiết bị Bệnh viện lập danh sách và phê duyệt
  1. b) Hoạt động quản lý, vận hành máy CTscanner:

– Vệ sinh máy móc, phòng máy:

Các bước Nội dung Yêu cầu
1 Trước giờ làm việc 10 phút và trước khi nhận trực –         Làm vệ sinh bằng giẻ mềm:

–         Bàn máy

–         Hệ thống Gantry

–         Tủ điều khiển

–         Bảng điều khiển

–         Máy tinh

–         Bơm tiêm điện

–         Kiểm tra máy hút ẩm nếu đầy thì đổ nước

2 Đột xuất có dịch bẩn –         Dịch tiết bình thường: Gọi nhân viên vệ sinh lau xử lý

–         Máu tươi: Lấy giấy thấm sau đó đổ ZAVEN lau sạch

–         Máu khô: Dung dịch PRESEPT đậm đặc đổ lên lau sạch (1 viên pha với 7 lít nước)

3 Sau giờ làm việc –         Hết giờ làm việc thực hiện vệ sinh như trên nội dung các bước 1 và bàn giao trang thiết bị cho tua trực
4 Tổng vệ sinh –         Chiều thứ 5 hàng tuần làm tổng vệ sinh, 5S toàn bộ phòng máy và khoa

–         Tần suất 1 lần/ tuần

–         Dụng cụ: Khăn, giẻ lau mềm..

–         Yêu cầu sạch sẽ, đảm bảo an toàn trang thiết bị

– Vận hành máy:

TT Các bước Yêu cầu
1 Kiểm tra máy trước khi vận hành      *. Kiểm tra độ an toàn

–         Kiểm tra an toàn trước khi vận hành máy

–         Kiểm tra đầy đủ thông số kỹ thuật

–         Kiểm tra an toàn thiết bị

–         Kiểm tra an toàn lao động..

2 Khởi động máy      *. Cấp nguồn:

–         Bật CB nguồn tủ điện chính và máy biến áp TEAL ( nếu đã tắt).

–         Bật công tắc ON cấp nguồn điện cho máy. Chờ 5 phút cho Gantry( khối hình vuông trong phòng chụp khởi động xong.

–         Bật nguồn cho máy tính và màn hình khối xử lý hình ảnh. Chờ khoảng 2 phút

–         Khởi động khối CPU chính trong tủ điều khiển.

–         Chờ màn hình chính xuất hiện bảng chỉ dẫn mở khóa cho Gantry, di chuyển khóa về vị trí hoạt động, thấy khối Gantry hiện thị các thông số trên bảng

–         Bắt đầu hoạt động

  *. Làm ấm bóng

–          (Cảnh báo: không thực hiện thao tác này khi có người trong phòng chụp. )

–         Di chuyển bàn chụp lên vị trí tương ứng chụp sọ não

–         Lần lượt chọn

–         Thực hiện theo chỉ dẫn để hoàn thành thao tác làm ấm bóng

–         Sau khi hoàn thành chọn…

3 Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm –         Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của phòng máy và ghi vào nhật ký vận hành máy: Nếu không đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thì phải điều chỉnh về chỉ số thích hợp mới được vận hành máy

–         Nhiệt độ yêu cầu cho phòng chụp bệnh nhân và phòng điều khiển trong khoảng 18- 24 độ.

–         Độ ẩm yêu cầu từ 40% – 70%

( không đọng nước)

–    Phòng chụp và phòng điều khiển luôn luôn đảm bảo duy trì điều kiện nhiệt độ như trên, kể cả ban đêm, cuối tuần hay ngày nghỉ

4 Quy trình thực hiện kỹ thuật chuyên môn     Nhận bệnh nhân

–    Kiểm tra đối chiếu đúng quy định (3 kiểm tra 5 đối chiếu)

–    Kiểm tra xem Bác sỹ Lâm sàng đã giải thích và cho bệnh nhân hoặc người nhà viết cam đoan đối với những bệnh nhân có tiêm thuốc. Nếu chưa thì thực hiện đầy đủ đúng quy định việc viết đoan cho bệnh nhân có tiêm thuốc

–   Thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo đúng quy trình kỹ thuật

–    Kết thúc quy trình chụp

–         Thao tác trên máy nhẹ nhành, chính xác

–         Tập trung tối đa cho công việc chụp bệnh nhân và vận hành máy, không làm việc riêng

–         Sau 01 bệnh nhân chụp không tiêm thuốc cho máy nghỉ 5-7 phút

–         Sau 01 bệnh nhân chụp có tiêm thuốc cho máy nghỉ 7-10 phút

–    Sau 01 bệnh nhân chụp mạch máu có tiêm thuốc cho máy nghỉ 10-15 phút

–         Bác sỹ, KTV được phân công phụ trách phòng máy và làm việc trong ngày cập nhật các lỗi trong ngày báo cho Trưởng, phó khoa, KTV trưởng

–         Nếu gặp sự cố lỗi máy do mất điện đột ngột, các sự cố làm máy ngừng hoạt động.. KTV vận hành máy báo ngay cho lãnh đạo khoa, Bác sỹ được phân công phụ trách phòng máy hoặc Bác sỹ trưởng tua trực để mời Phòng Vật tư thiết bị lên lập biên bản sự cố, báo ban giám đốc hoặc trực lãnh đạo Bệnh viện

5 Thực hiện kết thúc buổi làm việc (tắt máy) –         Tắt tất cả các chương trình, ứng dụng và chọn Log out

–         Tại màn hình xanh của windows, chọn Start -> Shut down

–         Tắt chìa khóa Gantry (Nếu có)

–         Đóng nguồn điện về nút OFF

6 Ghi nhật ký vận hành máy –         Ghi đầy đủ những diễn biến trong ngày làm việc

–         Bàn giao cho tua trực

–         Tua trực bàn giao lại cho tua sau hoặc người quản lý trang thiết bị sau phiên trực

– Công tác bảo hành, bảo dưỡng:

TT Các bước Yêu cầu
1 Bảo dưỡng thường xuyên –         Các KTV làm vệ sinh máy ( Đã có quy trình)

–         Theo dõi các lỗi xẩy trong ngày

–         Ghi nhật ký vận hành máy

–         Bác sỹ, KTV được phân công phụ trách phòng máy và làm việc trong ngày cập nhật các lỗi trong ngày báo cho Trưởng, phó khoa, KTV trưởng

–         KTV trưởng báo cáo lỗi lên hệ thống mạng “ Sự cố” để các phòng ban biết và xử lý theo quy định

–         Trưởng, phó khoa cập nhật lỗi và báo cho phòng Vật tư thiết bị Y tế, Lãnh đạo Bệnh viện

2 Bảo dưỡng định kỳ –         Phối hợp với phòng Vật tư thiết bị Y tế xếp lịch mời hãng về bảo hành, bảo dưỡng 6 tháng/ lần

 ( Có lịch bảo dưỡng cụ thể)

3 Người phụ trách trang thiết bị –         BSCKII: Nguyễn Cảnh Cương

–         KTV:  Đàm Ngọc Đại

4.2. Các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài

– Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);

+ Bệnh nhân chỉ được chụp X-quang sau khi được bác sỹ khám và chỉ định chụp.

+ Mỗi bệnh nhân có 1 phiếu chụp: ghi rõ họ và tên, tuổi, địa chỉ, chỉ định chụp.

+ Bệnh nhân sẽ được nhân viên hướng dẫn tới tập trung ở vị trí chờ chụp X-quang

+ Khu chờ bệnh nhân chụp X-quang có bảng nội quy chụp X-quang để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tham khảo.

+ Khi đã sẵn sàng KTX X-quang sẽ mời bệnh nhân vào phòng chụp.

+ Bệnh nhân trong lứa tuổi sinh đẻ sẽ được tư vấn để siêu âm và làm test thử thai để loại trừ có thai. Nếu bệnh nhân có thai mà bắt buộc phải chụp X-quang để chẩn đoán sẽ tiến hành che chắn cho thai trước khi chụp.

+ Trường hợp người già yếu, hoặc trẻ nhỏ sẽ có người nhà nâng đỡ khi chụp X-quang, trong trường hợp này người nhà bệnh nhân sẽ được phát áo chì để che chắn tia.

+ Chỉ có nhân viên bức xạ mới được vào phòng điều khiển máy X-quang khi cần thiết, bệnh nhân ngồi chờ ở khu vực dành cho bệnh nhân và chỉ được vào phòng chụp khi có sự hướng dẫn của nhân viên bức xạ.

+ Tại cửa ra vào bệnh nhân có treo biển cảnh báo, đèn cảnh báo bức xạ tia X.

+ Tại vị trí ngồi chờ bệnh nhân có treo nội quy an toàn bức xạ quy định rõ cách thức đảm bảo an toàn bức xạ đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dân chúng.

+ Trong phòng làm việc có treo nội quy an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ quy định rõ cách thức đảm bảo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, quy trình vận hành thiết bị Xquang chẩn đoán, hướng dẫn sử dụng liều kế cá nhân.

– Quy định về việc ghi nhật ký sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa;

+ Các máy x-quang là máy có công suất lớn, khi được sử dụng máy mới không được sử dụng hết công suất của máy.

+ Không được sử dụng điện cao thế ngay từ đầu mà phải tập dượt cho máy quen dần với các thông số chiếu hoặc chụp.

+ Khi nút chống quá tải báo hiệu đèn đỏi thì không được chụp chiếu, và cần phải kiểm tra và báo cáo người phụ trách trong khoa, phòng.

+ Trong quá trình làm việc của máy nếu thấy bóng X-quang quá nóng thì không được thực hiện chiếu chụp mà phải chờ cho bóng nguội mới được tiếp tục làm việc.

+ Trước khi chiếu chụp phải chuẩn bị các thông số cần thiết, chuẩn bị phim và các dụng cụ khác cần thiết để chiếu chụp, kiểm tra bộ phận, các núm trên máy và hoạt động của bóng X-quang, diapharm.

+ Vận hành nhẹ nhàng, nhanh chóng chính xác.

+ Hàng ngày kiểm tra dây cáp, dây dẫn điện, các núm điều khiển thông số chiếu chụp, sau giờ làm việc phải vệ sinh phòng máy và các thiết bị khác.

+ Chống ẩm ướt bằng cách phòng máy phải được lắp điều hòa, máy hút ẩm về mùa xuân để đảm bảo phòng máy luôn khô ráo, thông thường.

+ Chống han rỉ bằng cách thường xuyên sơ lại vỏ máy ở những chỗ bị bong sơn.

+ Chống các côn trùng cắn dây cáp, dây điện trong tủ điện bằng cách cửa ra vào phòng chụp luôn được đóng kín.

+ Hàng ngày sau khi làm việc phải đưa các thông số chiếu chụp về mức tối thiểu, bóng x-quang về vị trí nghỉ sau đó mới được ngắt nguồn điện.

+ Vệ sinh phòng làm việc không được lau máy bằng khăn ướt, trước khi lau chùi phải ngắt điện lưới toàn bộ vào máy và các trang thiết bị khác.

+ Hàng tháng phải kiểm tra đường dây điện trong tủ điều khiển, đặc biệt là các rơ le, các ốc vặn, các mà tiếp xúc nếu không tốt phải báo kỹ sư hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành về x-quang để có biện pháp khắc phục.

+ Hàng năm phải có kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ 1 lần, kiểm tra đầu cáp, thùng dầu, kiểm tra các thông số kỹ thuật nếu có hỏng cần phải được khắc phục ngay.

+ Thường xuyên bổ sung dầu mỡ vào các vòng bi của mô tơ, đường rau trượt, trụ cột bóng X-quang, kiểm tra ổ cắm điện, cầu chì, áp tô mát.

– Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng thiết bị X-quang, bảo đảm mức liều bức xạ tiềm năng của môi trường làm việc trong thực tế (không tính phông bức xạ tự nhiên) như sau:

+ Nguyên tắc tính toán che chắn: Dựa trên sự suy giảm theo bình phương khoảng cách, dùng các vật liệu xây dựng có trọng lượng nguyên tử cao.

+ Tính toàn che chắn phải che được các tia X sơ cấp, tia X tán xạ thứ cấp, tia X phát ra từ đầu dò của bóng.

+ Quy định quốc tế về bề dầy các nguyên liệu xây dựng theo điện thế của máy như sau:

Điện áp

(kV)

Bề dày chì

(mm)

Bề dày bê tông

(mm)

100 1.5 120
200 4 220
300 9 240

Nếu xây bằng gạch đặc (tỷ trọng 1.6) đối với điện áp 100kV phải dầy 35-40cm và xây trát bằng xi-măng. Gạch dầy 35 cm tương đương 2mm chì.

Tường trát barit dầy 3cm tương đương 2mm chì.

Vì vậy với máy X-quang của Công ty có điện áp cực đại 125 kV. Thì với thiết kế theo mô tả và theo tính toán che chắn là phù hợp.

Vì vậy với máy X-quang của Công ty có điện áp cực đại 125 kV. Thì với thiết kế theo mô tả và theo tính toán che chắn là phù hợp.

– Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống bức xạ hiện có:

+ Áo cao su chì;

Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động) không vượt quá 10 µSv/giờ;

+ Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ và các phòng làm việc lân cận không vượt quá 0,5 µSv/giờ;

+ Trường hợp phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế liền kề khoa sản, khoa nhi hoặc nằm trong khu dân cư, liền kề nhà ở hoặc nơi làm việc phải bảo đảm suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo bên ngoài phòng đặt thiết bị bằng phông bức xạ tự nhiên.

– Thuyết minh các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ khi tiến hành công việc bức xạ, bảo đảm:

+ Thiết bị X-quang can thiệp phải có các tấm che chắn bằng cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn trên thiết bị để bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh;

+ Có tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang chụp răng toàn cảnh, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính;

+ Có tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X-quang can thiệp và chụp mạch.

4.3. Quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân

– Hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ lãnh đạo cơ sở tổng hợp lại sau khi thông báo kết quả liều cho nhân viên bức xạ được biết. Nếu bị chiếu quá liều thông báo và cho nhân viên bức xạ ngừng làm việc, và tiến hành kiểm tra nguyên nhân, sau khi khắc phục xong kiểm tra lại thấy an toàn mới cho máy X-quang hoạt động tiếp.

– Các nhân viên bức xạ đều phải đeo liều kế cá nhân khi làm việc tại phòng máy.

– Tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân 3 tháng/ 1lần.

– Liều kế định kỳ 03 tháng, được gửi tới Trung tâm Ứng dụng công nghệ bức xạ để đo liều lượng hấp thụ, và đổi lấy liều kế mới để sử dụng liên tục.

– Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân.

4.4. Quy định về kiểm tra sức cho nhân viên bức xạ

– Quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

– Kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng: Nhân viên bức xạ khi vào làm việc tại bộ phận x-quang.

– Nhân viên bức xạ sẽ được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần. Các nhân viên có kết luận đủ sức khỏe trong các đợt kiểm tra định kỳ sẽ được tiếp tục làm việc, nếu không có những điều chuyển đến phòng ban thích hợp.

– Danh sách nhân viên bức xạ đã được khám sức khoẻ khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

4.5. Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân

– Trước khi tiến hành chụp đóng các cửa của phòng X-quang.

– Không hướng chùm tia về phía các cửa sổ phòng, về phía bảng điều khiển hay về phía tường phòng tối.

– Trong khi chup tất cả nhân viên phải đứng trong phòng điều khiển, nơi có che chắn bảo vệ, và nhân viên có thể  quan sát được bệnh nhân.

– Sử dụng các trang bị bảo hộ cần thiết để che chắn, bảo vệ các bộ phận sinh dục và điều chỉnh trường trường sáng, trường xạ rộng tối thiểu, vừa đủ cho phép chẩn đoán.

– Khi cần phải giữ phim hay giữ bệnh nhân tận dụng trong chừng mực có thể các giá đỡ bệnh nhân.

– Không được bệnh nhân nào đợi hay thay quần áo trong phòng chụp lưc đang tiến hành chụp một bệnh nhân khác.

– Trường hợp bắt buộc cần giữ bệnh nhân hay giữ phim trong khi chụp thì người đó phải:

– Mặc áo chì và đeo găng tay chì bảo vệ, tránh đứng trong trường sáng, trường xạ, đứng về một bên và tránh xa bóng phát tia X.

– Ghi vào sổ sách thông tin người đứng cạnh bệnh nhân hay giữ phim trong khi chụp: ngày tháng, số lượng phim chụp và kỹ thuật chụp đã dùng.

– Phụ nữ có thai, nếu chụp theo chỉ định của Bác sỹ phải có thiết bị che chắn phù hợp.