Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Bênh cảm mạo phong hàn

Bênh cảm mạo phong hàn

BS. Hồ Thị Thành

Khoa YHCT – BV HNĐK NGHỆ AN

1. Cảm mạo phong hàn là gì

Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì các triệu chứng mô tả trong bệnh cúm thuộc phạm trù cảm mạo, lưu hành tính, phong ôn, xuân ôn, đông ôn, thử bệnh, thu táo. Bệnh có thể phát quanh năm nhưng hay phát vào mùa đông xuân

2. Nguyên nhân sinh bệnh

Do phong tà nhập qua mũi miệng, bì phu vào phế vệ, có thể kèm theo thử thấp hoặc táo nhiệt gây ra. Bệnh tà có thể truyền từ biểu vào lý, vào khí phận làm nhiệt tà ứ trệ ở phế hoặc thượng tiêu đàm nhiệt trở phế hoặc hạ tiêu nhiệt kết hoặc bệnh tà có thể nhập vào doanh phận nghịch truyền vào tâm bào dẫn đến hôn mê, co giật.

3.Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp: sốt, đau đầu, sợ gió, sợ lạnh nhiều, miệng không khát, tắc mũi, ho có đàm (đờm) trong, hơi loãng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn, tiểu trong dài, không đổ mồ hôi, cơ thể nhức mỏi.

4. Điều trị cảm lạnh theo y học cổ truyền

4.1 Phương pháp xông:

– Thành phần nồi xông với các loại lá:

  • Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối,…
  • Nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn: ngải cứu, hương nhu…;
  • Lá chứa tinh dầu: vỏ bưởi, lá bưởi, bạc hà, tía tô, sả….

– Cách nấu nồi nước xông:

  • Các loại lá xông mỗi thứ lấy một nắm, rửa sạch, cho vào nồi, đổ cho ngập nước, đậy vung kín đun sôi trong khoảng 2-3 phút. Riêng các loại lá thuộc nhóm lá chứa tinh dầu thì cho vào nồi sau khi nước đã sôi để tránh tinh dầu bay hết.

– Cách xông:

  • Chuẩn bị sẵn chăn, khăn lau và quần áo để thay.
  • Người bệnh mặc quần áo mỏng ngồi trên ghế hoặc giường.
  • Đặt nồi nước xông trước mặt, chùm chăn kín người, mở vung để hơi nóng bay ra. Thỉnh thoảng lấy đũa khuấy cho hơi nóng tiếp tục bay lên.
  • Thời gian xông thường kéo dài khoảng 15-20 phút tùy từng sức chịu đựng của mỗi người. Không nên xông lâu.
  • Sau khi xông xong lau khô người, thay quần áo rồi đắp chăn nằm nơi kín gió.

– Chú ý người già yếu, trẻ nhỏ không xông lâu. Không nên để ra quá nhiều mồ hôi. Sau khi xông xong nên ăn một bát cháo hành tía tô. Đối với bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… cần phải có người phục vụ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.

– Nếu không có các loại lá để nấu nước xông có thể sử dụng tinh dầu chàm, khuynh diệp, quế, long não… thay thế.

4.2 Ăn cháo giải cảm

– Cháo giải cảm thường là cháo trắng cho hành lá, tía tô và ăn lúc còn nóng. Sau ăn nằm đắp chăn để cho ra mồ hôi. Sử dụng cháo giải cảm rất tốt trong các trường hợp bị cảm không ra mồ hôi, sốt.

4.3. Châm cứu– xoa bóp bấm huyệt

– Có thể châm cứu, xoa bóp bấm huyệt các huyệt hợp cốc, phong trì. Nhức đầu day bấm huyệt Bách hội, Thái dương. Ho nhiều day bấm huyệt Xích trạch, Thái uyên. Ngạt mũi day bấm huyệt Nghinh hương.

– Đối với các trường hợp cảm lạnh có thể dùng phương pháp cứu ngải. Hơ điếu ngải vào các huyệt kể trên để gia tăng tác dụng tán hàn.

4.4 Các bài thuốc YHCT thường dùng

– Điều trị chứng cảm lạnh có thể dùng các bài thuốc như: Hương tô tán, Ma hoàng thang…

+ Bài thuốc : Hương tô tán

  1. Thành phần
Hương phụ 160g
Trần bì 80g
Tô Diệp 160g
 Chích thảo 40g
  1. Cách dùng:Tán bột mịn làm thuốc tán mỗi lần sắc 12g uống, có thể dùng làm thuốc thang với liều lượng giảm bớt.
  2. Chủ trị: Phát hãn, giải biểu lý khí hòa trung, chữa chứng ngoại cảm phong hàn, kiêm khí trệ có các triệu chứng người nóng sợ lạnh đau đầu, ngực, bụng đầy tức, chán ăn không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch “phù”.

+ Bài thuốc : Ma hoàng thang

Ma hoàng 12g
Quế chi 8g
Hạnh nhân 12g
Chích thảo 4g

 

  1. Cách dùng:Nấu Ma hoàng trước với 1.5 lít nước còn 600ml, vớt bỏ bọt, thêm 3 vị kia vào sắc tiếp còn 200ml, lọc bỏ bã, uống ấm. Đắp chăn lại cho ra ít mồ hôi. Khi mồ hôi ra được không cần uống tiếp.
  2. Chủ trị: Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn biểu thực không có mồ hôi , đối với biểu hư ra mồ hôi nhiều , ngoại cảm phong nhiệt, cơ thể suy nhược, bệnh sản phụ mới sinh, người bệnh mất máu mất nước nhiều đều không nên dùng.5. Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh

– Rửa tay thường xuyên: làm sạch tay thường xuyên với nước rửa tay để giảm tỉ lệ tiếp xúc với các vi khuẩn gay bệnh

– Khử trùng đồ đạc: làm sạch bếp và mặt bàn bằng chất khử trùng, nhất là trong khi gia đình bạn đang có người bị cảm lạnh.

– Dùng khăn giấy: sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

– Không dùng chung đồ: không nên dùng chung cốc hoặc các đồ vệ sinh cá nhân với người bị mắc bệnh.

– Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị cảm lạnh: bệnh nhân bị nhiễm virus gây cảm lạnh có thể lây truyền sang cho người khác thông qua tiếp xúc.

– Chăm sóc sức khỏe cho bản thân: xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát sự căng thẳng có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị cảm lạnh..