TS Hoàng Kim Tuấn, BS Trương Quốc Phong
Khoa Phẫu thuật Thần kinh cột sống
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh Moyamoya là một rối loạn mạch máu tiến triển hiếm gặp, trong đó động mạch cảnh trong hộp sọ bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến não.
Dịch tễ học Mặc dù bệnh Moyamoya có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó có xuất hiện ở trẻ nhỏ và ở người lớn ở độ tuổi 30 – 40. Bệnh có tỉ lệ mắc cao hơn ở vùng châu Á, đặc biệt là ở các nước vùng Đông Á. Tại Việt Nam bệnh Moyamoya chưa có nghiên cứu chính thức mà chủ yếu là báo cáo case lâm sàng ở các bệnh viện lớn.
Sinh lý bệnh Bệnh được đặc trưng bởi sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch cảnh trong trong hộp sọ, dẫn đến sự phát triển của mạng lưới mạch máu phụ để duy trì tưới máu não. Tuy nhiên, những mạch máu này thường không đủ, dẫn đến nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết.
1. Nguyên nhân:
Đến hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh moyamoya vẫn chưa được tìm ra. Các nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả cho thấy răng bệnh lý này liên quan đến các yếu tố di truyền có liên quan đến gen RNF213. Moyamoya cũng liên quan đến một số bệnh, như hội chứng Down, thiếu máu hồng cầu hình liềm, u xơ thần kinh loại và cường giáp.
2. Biểu hiện lâm sàng:
– Các triệu chứng khác nhau tùy theo độ tuổi và thời gian xuất hiện. Trẻ em có nhiều khả năng bị thiếu máu cục bộ hơn và người lớn dễ bị đột quỵ xuất huyết hơn.
– Các triệu chứng xuất hiện từ từ và nặng dần theo thời gian, các triệu chứng thường có bao gồm: Đau đầu, co giật, yếu, tê hoặc liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường là ở một bên cơ thể, rối loạn thị giác, khó khăn khi nói hoặc hiểu, chậm phát triển trí tuệ. Các biểu hiện rõ ràng khi vận động nặng, căng thẳng ….
3. Chẩn đoán:
Lâm sàng:
Phương pháp điều trị: Điều trị nhằm mục đích ngăn ngừa đột quỵ và cải thiện lưu lượng máu não.
Điều trị nội khoa:
Can thiệp nội mạch, phẫu thuật: Là phương pháp hiệu quả nhất để phục hồi nguồn cung cấp máu và tăng cường tưới máu não nhằm ngăn ngừa đột quỵ thứ phát. Các kỹ thuật có thể thực hiện: Stent nội mạch, bắc cầu mạch não trực tiếp, bắc cầu mạch não gián tiếp.
Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu: Mục tiêu giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động và các chức năng cảm giác, cũng như khắc phục các vấn đề về ngôn ngữ và nhận thức.
4. Phòng bệnh:
Không có biện pháp phòng ngừa nào được biết đến đối với bệnh Moyamoya. Tuy nhiên, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ và duy trì lối sống lành mạnh là những khuyến nghị chung cho tất cả các bệnh lý.
👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 1900.8082 hoặc 0886.234.222
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phối hợp tổ chức lễ khai mạc Giải Thể thao chào mừng đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai thành công “Kỹ thuật phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới bằng kỹ thuật vi phẫu”
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN