Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > BIỂU HIỆN, TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÚM MÙA

BIỂU HIỆN, TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÚM MÙA

  1. Định nghĩa.

-Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.

-Có 4 loại virus cúm được gọi là A, B, C, D. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

  1. Đường lây truyền.

-Cúm là bệnh có khả năng lây truyền rất cao và nhanh.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp, các giọt bắn nhỏ (nước bọt, dịch tiết mũi họng) hoặc qua tiếp xúc với bề mặt có chứa virus như điện thoại, máy tính, tay người khác rồi qua bàn tay đưa lên mũi, miệng, mắt.

Thời gian ủ bệnh của cúm ngắn chỉ khoảng 1-4 ngày, trung bình là 2 ngày. Sự lây lan virus cúm từ một người bị bệnh sang người khác có thể bắt đầu từ trước khi phát bệnh 1 ngày và kéo dài khoảng 5 ngày. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể gây truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút. Số lượng virus phát tán nhiều nhất thường là ngày thứ 2-3 và nó có liên quan đến sốt.

  1. Cúm có nguy hiểm không.

Đối với hầu hết mọi người, cúm tự khỏi trong 2-7 ngày. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm bao gồm:

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Người lớn trên 65 tuổi

Phụ nữ có thai và phụ nữ đến hai tuần sau sinh

Những người có hệ miễn dịch yếu: suy giảm miễn dịch hay dùng thuốc ức chế miễn dịch

Những người mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường

Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên

  1. Triệu chứng.

– Ban đầu, cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Và mặc dù cảm lạnh có thể gây ra mệt và khó chịu, tuy nhiên với cúm bạn sẽ thấy mệt mỏi khó chịu hơn rất nhiều.

– Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh cúm bao gồm:

  • Sốt trên 38 độ
  • Đau, mỏi cơ bắp
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Ho khan
  • Mệt mỏi
  • Nghẹt mũi
  • Viêm họng
  1. Khi nào cần đến khám bác sĩ.

Hầu hết những người bị cúm thường lành tính .Tuy nhiên, khi bé có những dấu hiệu sau bạn cần gặp bác sĩ của mình ngay lập tức:

Thở nhanh hoặc khó thở

Môi hoặc mặt xanh, tím

Biểu hiện gắng sức khi thở, phần dưới của lồng ngực lõm vào sâu theo từng nhịp thở của bé.

Đau ngực

Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại)

Mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc….)

Mệt nhiều ( không tương tác với bố, mẹ khi thức dậy)

Co giật

Sốt cao

Ở trẻ dưới 12 tuần.

Sốt hoặc ho cải thiện nhưng sau đó sốt lại hoặc xấu đi.

Tình trạng bệnh lý mãn tính (tim bẩm sinh, hen,…) trở nên tồi tệ hơn

  1. Biến chứng.

Đối với trẻ tiền sử khỏe mạnh, không có bệnh mạn tính, cúm mùa đa phần sẽ khỏi và không để lại hậu quả gì. Tuy vậy trẻ em và người lớn có nguy cơ cao có thể bị biến chứng như:

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Hen suyễn bùng phát
  • Bệnh lý tim mạch
  • Viêm tai giữa.

Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người già, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.

  1. Nên làm gì khi bị cúm.

CÚM LÀ BỆNH GÂY NÊN DO VIRUS, KHÔNG TỰ Ý DÙNG KHÁNG SINH. KHÁNG SINH KHÔNG LÀM BỆNH NHANH KHỎI HƠN LẠI THÊM TÁC DỤNG PHỤ.

Thông thường, khi trẻ mắc cúm chỉ cần cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước và hạ sốt để điều trị cúm.

Uống nhiều chất lỏng như nước trái cây và nước điện giải, sữa…để tránh mất nước do sốt.

Nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus.

Cân nhắc dùng thuốc giảm hạ sốt khi cần.

Tuy nhiên với một số trường hợp bác sĩ có thể kê cho các bạn thuốc kháng virus như Tamiflu để giảm bớt các triệu chứng của cúm, đặc biệt khi bạn là một trong nhóm có nguy co biến chứng cao.

  1. Phòng bệnh.

Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, hiệu quả cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Vắc-xin cúm không hiệu quả %, do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp để giảm sự lây lan của virus cho trẻ như:

KHÔNG THƠM HÔN MÔI MÁ TAY… CỦA TRẺ

TRÁNH TIẾP XÚC VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ BIỂU HIỆN BỆNH: HO, SỔ MŨI, ĐAU HỌNG, SỐT, HẮT HƠI….

TRÁNH KHÓI THUỐC, BỤI ĐƯỜNG!

Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên BẰNG XÀ PHÒNG . Hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh nếu xà phòng và nước không có sẵn.

Che miệng và mũi khi bạn hắt hơi hoặc ho. Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay của bạn, ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay của bạn.

Tránh đám đông, cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập – trong các trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học, giao thông công cộng.. . Bằng cách tránh đám đông trong mùa cúm cao điểm, Bé giảm được nguy cơ nhiễm trùng. Và nếu các bố mẹ bị Cúm, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi cơn sốt của bạn thuyên giảm và cần dùng khẩu trang y tế, điều này giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác