Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Block nhĩ thất: chẩn đoán và điều trị

Block nhĩ thất: chẩn đoán và điều trị

Những bệnh nhân bị blốc tim hoàn toàn từng cơn hoặc blốc dưới nút hoàn toàn mạn tính cần phải tạo nhịp vĩnh viễn, và tạo nhịp tạm thời được chỉ định nếu tạo nhịp cấy chưa được tiến hành ngay.

Rối loạn dẫn truyền có thể xảy ra giữa nút xoang và nhĩ, trong nút nhĩ thất và tại các đường dẫn truyền trong thất.

Blốc nhĩ thất được phân loại thành độ I (khoảng PR > 0,21 giây với tất cả các xung động nhĩ được dẫn truyền xuống thất), độ Il (các nhát bị blốc cách hồi) và độ Iil – blốc nhĩ thất hoàn toàn, trong đó không có xung động trên thất nào dẫn truyền được xuống thất.

Blốc nhĩ thất độ II còn được phân thành nhóm nhỏ. Trong blốc nhĩ thất kiểu Mobitz I (Wenckehach) thời gian dẫn truyền nhĩ thất dài dần ra, với khoảng RR ngắn lại, trước khi một nhát bị blốc. Hiện tượng này hầu như do dẫn truyền bất thường trong nút nhĩ thất. Blốc nhĩ thất kiểu Mobitz II là sự blốc đột ngột, không có sự kéo dài thời gian dẫn truyền nhĩ thất đến trước. Nó thường do blốc trong hệ thống bó His. Việc phân loại thành kiểu Mobitz I và Mobitz II chỉ chính xác một phần bởi vì nhiều bệnh nhân có thể có cả 2 kiểu trên điện tâm đồ bề mặt và khi đó không thể dự đoán vị trí của blốc nhĩ thất 2 : 1 từ điện tâm đồ bề mặt. Độ rộng của phức bộ QRS giúp cho việc xác định liệu blốc ở nút hay là ở dưới nút. Khi QRS hẹp, blốc thường ở nút, khi QRS rộng, blốc thường ở dưới nút nhưng quan điểm bó His có thể là cần thiết để định vị một cách chính xác. Điều trị blốc nhĩ thất hoàn toàn trong nhồi máu cơ tim cấp đã được thảo luận. Phần này chỉ giải quyết những bệnh nhân trong bối cảnh không cấp tính.

Blốc độ I và blốc kiểu Mobilz I có thể xảy ra ở người bình thường có trương lực phế vị cao. Chúng cũng có thể xảy ra do tác dụng của thuốc (đặc biệt là digitalis, chện dòng calci, chẹn beta hoặc các thuốc hủy giao cảm khác), thường chồng chéo lên các bệnh cơ sở. Những rối loạn này cũng có thể xảy ra tạm thời hoặc mãn tính do thiếu máu, nhồi máu, các quá trình viêm, xơ hóa, calci hóa hoậc thâm nhiễm gây ra. Tiên lượng thường là tốt vì các ổ chủ nhịp thay thế xuất phát từ phía dưới bộ nối nhĩ thất phía dưới chỗ bị blổc nếu như ở mức độ blốc cao hơn xảy ra.

Blốc kiểu Mobitz II hầu như bao giờ cũng do bệnh thực tổn làm tổn thương hệ thống dẫn truyền dưới nút. Trong trường hợp tiến triển tốt thành blốc nhĩ thất độ III, ổ tạo nhịp thay thế không đáng tin cậy. Chính vì vậy cần phải tạo nhịp thất dự phòng.

Blôc nhĩ thất hoàn toàn (độ III) là một hình thái blốc nặng hơn thường do tổn thương phần dưới của bó His và kết hợp với blốc nhánh hai bên. Phức bộ QRS rộng và tần số thất chậm thường dưới 50 lần/phút) Việc truyền đạt các xung động nhĩ qua nút nhĩ thất bị blốc hoàn toàn và một ổ chủ nhịp ở thất sẽ duy trì tần số thất chậm, đều, thường dưới 45 lần/phút. Gắng sức không làm tăng tần số. Cưòng độ tiếng thứ nhất thay đổi, huyết áp động mạch rộng, và mức huyết áp tâm thu thay đổi và tiếng đập đại bác của tĩnh mạch cổ cũng có thể gặp. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc có thể than phiền mệt mỏi, khó thở, nếu tần số dưới 35 lần/phút. Các triệu chứng có thể xảy ra ở tần số cao hơn nếu như tâm thất không thể tăng cung lượng nhát bóp của nó. Trong giai đoạn chuyển từ blốc từng phần sang blốc hoàn toàn một số bệnh nhân có vô tâm thu thất và có thể kéo dài vài giây tới vài phút. Ngất xảy ra đột ngột.

Những bệnh nhân bị blốc tim hoàn toàn từng cơn hoặc blốc dưới nút hoàn toàn mạn tính cần phải tạo nhịp vĩnh viễn, và tạo nhịp tạm thời được chỉ định nếu tạo nhịp cấy chưa được tiến hành ngay.