Cúm A là một trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp khá thường gặp và có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều người dân khi có triệu chứng của cúm A vẫn chủ quan cho rằng chỉ là bệnh cúm nên không đáng lo ngại, khi có dấu hiệu trở nặng mới đi khám tại các cơ sở y tế. Vậy để cách nào để biết nhận biết cũng như phòng tránh bệnh cúm A hiệu quả??
1. Bệnh cúm A là gì?
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này.
2. Đường lây truyền
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí, giọt nhỏ qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi.
3. Triệu chứng
– Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.
– Ho thường nặng và kéo dài.
– Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.
Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
4. Các biện pháp phòng ngừa
4.1. Các biện pháp phòng bệnh chung
– Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm.
– Tăng cường rửa tay.
– Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
– Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
4.2. Phòng lây nhiễm từ người bệnh
– Cách ly người bệnh ở buồng riêng.
– Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị.
– Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.
4.3. Phòng cho nhân viên y tế
– Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
– Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giày hoặc ủng, mặt nạ che mặt…phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
– Giám sát: Lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
– Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
4.4. Tiêm phòng vắc xin cúm
– Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
– Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
+ Nhân viên y tế.
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi.
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…).
+ Người trên 65 tuổi.
4.5. Dự phòng bằng thuốc
Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 1900.8082 hoặc 0886.234.222
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN