Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Các biện pháp phòng tránh biến chứng tăng huyết áp

Các biện pháp phòng tránh biến chứng tăng huyết áp

1. Định nghĩa tăng huyết áp:

Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu (HATT)  ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr)  ≥  90 mmHg. Tăng huyết áp thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, do đó để chẩn đoán tăng huyết áp nhất thiết phải đo huyết áp định kỳ, thường xuyên.

Đa số bệnh nhân THA không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Đau đầu vùng chẫm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là xoàng, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt,..không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của THA tùy vào nguyên nhân THA hoặc biến chứng THA.

2. Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng gì

2.1. Tim

Dày thất trái phát hiện trên điện tâm đồ, X-quang, hoặc trên siêu âm tim.

– Biểu hiện của bệnh mạch vành trên lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm tim.

– Suy tim trái cấp, hen tim, phù phổi cấp, cuối cùng là suy tim toàn bộ.

2.2. Não

Thay đổi trạng thái tâm thần (sa sút trí tuệ).

– Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua, hoặc nhồi máu não.

– Xuất huyết não.

– Mạch máu ngoại biên: cơn đau cách hồi, mất mạch chi, phình mạch.

2.3. Thận

Tổn thương sớm chỉ phát hiện thấy albumin niệu vi thể, muộn hơn là protein niệu. Lâu dần THA dẫn đến suy thận mạn với các biểu hiện trên lâm sàng và tăng creatinin tùy theo mức độ suy thận mạn.

2.4. Bệnh lý võng mạc

– Giai đoạn 1: tiểu động mạch thu nhỏ, óng ánh, có ánh đồng.

– Giai đoạn 2: như giai đoạn 1 và còn thêm dấu hiệu động mạch bắt chéo tĩnh mạch (Gunn- Salus).

– Giai đoạn 3: như giai đoạn 2 và còn thêm xuất huyết, xuất tiết ở đáy mắt.

– Giai đoạn 4: như giai đoạn 3 và còn thêm phù gai thị.

2. 5. Mạch máu

– Mạch máu ngoại biên: cơn đau cách hồi, mất mạch chi (tắc mạch), phình mạch.

– Phình tách động mạch chủ cấp, mạn.

3. Các biện pháp phòng tránh biến chứng tăng huyết áp

Việc điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc thường được khuyến khích cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp bình thường cao (trừ trường hợp trên bệnh nhân có nguy cơ rất cao bệnh tim mạch) và/hoặc tăng huyết áp độ 1, không có biến chứng về tim mạch và tổn thương cơ quan đích. Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế các chất kích thích (rượu, bia, cà phê..), tăng cường hoạt động thể lực, bỏ thuốc lá

 Bảng 1. Sáu khuyến cáo không dùng thuốc tốt nhất đã được chứng minh để phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp

Khuyến cáo Can thiệp Chế độ dinh dưỡng và liều lượng
Chế độ ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống khoa học cho người tăng huyết áp là chế độ tốt nhất, cần được áp dụng cho bệnh nhân. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đã giảm hàm lượng chất béo bão hòa và tổng lượng chất béo. (Thông tin về số lượng dùng còn hạn chế).
Giảm cân Giảm calor và tăng hoạt động thể lực Mục tiêu tối ưu là đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng như mong muốn. Kỳ vọng giảm 1kg cân nặng giúp giảm 1mmHg HATT.
Giảm lượng Natri trong khẩu phần ăn Thay đổi chế độ ăn uống Mục tiêu tối ưu là lượng Natri trong khẩu phần ăn <1500mg natri/ ngày. Có sự tuyến tính trong liều lượng đáp ứng. Kỳ vọng giảm khoảng l-3mmHg HATT cho mỗi l000mg Natri ở người lớn có/không bị tăng huyết áp.
Tăng lượng kali trong khẩu phần ăn Thay đổi chế độ ăn uống (ưu tiên hơn dùng dạng viên bổ sung) Mục tiêu tối ưu là 3500-5000mg Kali/ ngày. Nghiên cứu cho thấy mức giảm HA nhiều hơn ở những người sử dụng nhiều Natri hơn. Tương quan giữa liều lượng – đáp ứng là dạng hình U. Mức độ bằng chứng thấp hơn so với việc giảm natri.
Hoạt động thể lực Tập gắng sức thể dục nhịp điệu (bằng chứng tốt nhất) Tập gắng sức như đi bộ nhanh, 5-7 lần / tuần (30-60 phút / buổi), ít nhất là 150 phút/ tuần. Khởi động dần dần. Làm ấm khi bắt đầu và làm mát vào cuối mỗi lần tập.
Tập gắng sức có đề kháng động (ít bằng chứng mạnh) Tập thể dục như nâng tạ hoặc tập chạy, ít nhất 2-3 lần/ tuần. Cần có sự hướng dẫn giám sát của chuyên gia. Thường được sử dụng để bổ sung cho các bài tập thế dục nhịp điệu.
Tập gắng sức có đề kháng bất động (bằng chứng là ít mạnh mẽ nhất) Tập thể dục như chế độ tập luyện tay nắm, ít nhất 3-4 lần /tuần
Dùng rượu trung bình Giảm rượu Ở người lớn uống rượu, dùng đúng mức cho phép

Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp cần thực hiện các biện pháp sau:

– Duy trì đủ lượng kali trong khẩu phần ăn (khoảng 90 mmol mỗi ngày), tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.

– Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

– Ngưng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

– Đo HA ít nhất mỗi ngày một lần và ghi vào sổ theo dõi HA giúp Bác sĩ theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.

– Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, dùng thuốc điều trị lâu dài, không được tự ý thay đổi liều hoặc ngừng thuốc mà chưa có chỉ định của Bác sĩ. Cần chú ý tác dụng phụ của thuốc khi thấy các triệu chứng khác thường để báo với Bác sĩ điều chỉnh thuốc.

– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần chú ý việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

– Điều trị tốt, kiểm soát các bệnh lý kèm theo.

– Tránh bị lạnh đột ngột.

– Đến khám tại cơ sở y tế: Khám theo lịch hẹn của Bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường (đau đầu, chóng mặt, đau ngực..) trong quá trình điều trị.