I. TỔNG QUAN:
2.1. Chẩn đoán xác định
– Hình ảnh điển hình* của UTG trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tƣơng phản từ + AFP ³ 400 ng/ml.
– Hình ảnh điển hình* của UTG trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tƣơng phản từ + AFP tăng cao hơn bình thƣờng (nhƣng chƣa đến 400 ng/ml) + có nhiễm HBV và/hoặc HCV. Có thể làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết.
– Sinh thiết gan các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn trên
2.2. Giai đoạn
Các hiệp hội như BCLC, EASL, ESMO, AASLD đều đồng thuận phân loại 5 giai đoạn
III .Các phương pháp điều trị
3.1. Phẫu thuật
– Là một phương pháp điều trị triệt căn (điều trị khỏi) đối với UTG
– Áp dụng chủ yếu ở giai đoạn 0 và giai đoạn A, ở những trường hợp không có chống chỉ định phẫu thuật.
– Hiện nay một số nghiên cứu mở rộng chỉ định phẫu thuật đối với những trường hợp dự kiến cắt gan thuận lợi, có huyết khối tĩnh mạch cửa (giai đoạn C) tuy nhiên có thể lấy bỏ được khi phẫu thuật.
3.2. RFA
– Được coi là 1 trong các phương pháp điều trị triệt căn phổ biến và hiệu quả nhất đối với UTG hiện nay.
– Chỉ định tương tự như phẫu thuật, với hiệu quả cho thấy tương đương về thời gian sống thêm ở 1 số nghiên cứu.
– Người can thiệp sẽ định hướng vị trí không gian của khối u bằng siêu âm hoặc CLVT, sau đó dưới hướng dẫn này luồn 1 đầu điện cực xuyên qua da vào gan và tiếp cận khối u, sau đó sử dụng dòng điện cao tần chạy qua kim điện cực và phát nhiệt ở vị trí đầu điện cực nơi tiếp giáp u, từ đó sinh nhiệt và phá hủy u.
– Ưu điểm là một phương pháp can thiệp ít xâm lấn hơn, bảo tồn thể tích gan hơn và có thể áp dụng đối với những trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật. Tuy vậy, đối với các khối u lớn (>3cm), hiệu quả triệt căn của phương pháp này còn gây tranh cãi khi so sánh với phẫu thuật, đặc biệt ở các cơ sở y tế chưa có kinh nghiệm.
3.3. Nút mạch gan
– Nút mạch gan hay còn gọi là tắc mạch, TACE (TransArterial Chemo-Embolization) là một phương pháp có chỉ định rộng rãi trong điều trị ung thư gan, ngày càng được nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng.
– Chỉ định chủ yếu cho giai đoạn B, tuy nhiên ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả vượt trội của nút mạch so với chăm sóc giảm nhẹ ở những đối tượng giai đoạn C có huyết khối nhánh, đặc biệt là khi kết hợp với điều trị đích
– Là chỉ định đầu tay trong điều trị u gan vỡ, dọa vỡ.
– Quy trình thực hiện bao gồm: luồn 1 catheter (thường 4-5F) vào động mạch đùi rồi tiếp cận động mạch gan nuôi u dưới hướng dẫn CLVT; bơm hỗn hợp bao gồm hóa chất (thường là epirubicin/Doxorubicin) + Lipiodol hoặc hạt vi cầu vào catheter; cuối cùng gây tắc mạch bằng spondgel để ổn định hỗn hợp hóa chất tiếp xúc với khối u.
– Với ưu điểm ít tai biến, hạn chế tác dụng phụ toàn thân của hóa chất, kéo dài thời gian sống đáng kể cho người bệnh, nút mạch đang dần được nghiên cứu nhiều hơn và trở thành phương pháp điều trị phổ biến nhất trong điều trị UTG.
3.4. Điều trị toàn thân
– Thường được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn C, khi đã có các dấu hiệu tiến triển xa ngoài gan và chức năng gan còn bảo tồn
– Bao gồm: miễn dịch (atezolizumab, bevacizumab, pembrolizumab…) và điều trị đích (sorafenib, regorafenib…).
– Cơ chế nhằm đưa các thuốc đặc hiệu ức chế các thụ thể tế bào có vai trò trong sự tăng sinh và phát triển khối u (PD-L1, VEGF…)
– Ưu điểm: đa số thuốc điều trị đích ở dạng viên uống nên dễ tiếp cận và tuân thủ điều trị.
3.5. Chăm sóc giảm nhẹ.
– Là phương án điều trị cơ bản ở những bệnh nhân có chức năng gan suy giảm (Child Pugh B-C)
– Kéo dài thời gian sống còn và chất lượng sống cho người bệnh.
– Các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ bao gồm:
+ Giảm đau: Cảm giác đau tức do u xâm lấn vào bao gan hoặc di căn chèn ép ở các tạng khác (xương…); phác đồ giảm đau theo bậc của WHO thường đem lại sự dễ chịu cho người bệnh và nâng cao chất lượng sống.
+ Chọc tháo dịch báng: báng là triệu chứng rất phổ biến ở bệnh nhân giai đoạn Child Pugh C, dịch ổ bụng nhiều làm bệnh nhân căng tức, khó thở hơn và ăn kém do chèn ép vào dạ dày, cơ hoành…Dẫn lưu dịch báng là 1 thủ thuật rất hiệu quả nhằm loại bỏ nhanh lượng lớn dịch màng bụng dư thừa, tuy vậy cần theo dõi sát các xét nghiệm về điện giải, dinh dưỡng tránh mất cân bằng đột ngột.
+ Lợi tiểu: hiện tượng dư thừa dịch là triệu chứng ở đa số bệnh nhân xơ gan-UTG giai đoạn muộn. Các liệu pháp nhằm kích thích bài tiết nước tiểu phù hợp sẽ làm cân bằng nội môi cho người bệnh, và giảm nguy cơ tiến triển hội chứng gan-thận.
+ Dinh dưỡng: phác đồ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân UTG, do gan là tạng có nhiệm vụ tích trữ, phân giải chất độc từ quá trình tiêu hóa. Chế độ ăn không phù hợp sẽ tăng gánh nặng cho gan. Nguồn chất béo giàu Omega3 như cá, các loại hạt…; hạn chế chất độc (thuốc, rượu bia…); bổ sung các nguồn protein từ chế phẩm axit amin chuỗi nhánh (BCCA) là những chiến lược thường được áp dụng cho người bệnh.
Hiểu về các phương pháp điều trị ung thư gan giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp phù hợp với bệnh và giai đoạn của mình, giảm tỷ lệ trường hợp suy đa tạng do sử dụng thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc. Khoa ngoại Tổng hợp 1 là chuyên khoa có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan, với nhiều kỹ thuật mới được áp dụng tại viện, sẵn sàng tư vấn và điều trị chính xác cho người bệnh.
🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: /bvhndknghean
☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6
Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để hỗ trợ xây dựng bệnh viện hạng đặc biệt
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN