Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH

 

I.Bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não gây ra, vì thế tất cả các nguyên nhân gây tổn thương não đều là nguyên nhân gây động kinh:

      Đẻ khó: Chuyển dạ đẻ lâu phải can thiệp bằng foócxép, giác hút. Có trẻ khi sinh bị ngạt, nếu kéo dài làm cho một bộ phận não thiếu ôxy gây tổn thương, nếu tổn thương đó không hồi phục được thì cũng có thể gây ra bệnh động kinh sau này.

      Bệnh của não và màng não: Một số trẻ bị viêm não hoặc viêm màng não, bệnh nặng lại chữa chạy muộn, có thể khỏi nhưng có thể để lại di chứng như một cái “sẹo” ở não hoặc màng não, cái “sẹo” đó cũng có khả năng gây bệnh động kinh sau này.

      Chấn thương ở đầu: Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng, hoặc trẻ ngủ trên giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn thương ở đầu. Những chấn thương đó luôn gây tổn thương cho não và cũng là nguyên nhân hay gặp của bệnh động kinh.

      Bướu não (u não): Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài bướu trong não, bướu này ngày càng lớn, và cuối cùng gây nên các cơn động kinh. Trong nhiều trường hợp, khoa học chưa tìm được nguyên nhân của các bướu này.

      Di truyền: Trong gia đình có ông bà cha mẹ… cũng bị động kinh. Tuy nhiên nhiều khi sự di truyền này rất kín đáo, quan sát bên ngoài không thấy được. Nhưng khi làm xét nghiệm “điện não đồ” thì lại thấy người cha hoặc mẹ có dấu hiệu tổn thương ở não giống như bệnh động kinh, nhưng các tổn thương đó chưa nặng nề đến mức gây ra các cơn động kinh

II.Cách phát hiện:
      Biểu hiện của cơn động kinh thật sự: người động kinh có thể ngã xuống bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, ngay cả khi ngủ, co giật chân tay nhịp nhàng, mắt trợn ngược, có thể sùi bọt mép và có thể đại tiểu tiện trong cơn.
      – Phát hiện người động kinh bằng cách hỏi gia đình xem có ai bị lên cơn co giật như mô tả ở trên không hoặc bản thân người phát hiện chứng kiến cơn động kinh của người .khuyết tật.

  III.  Xử trí người bị lên cơn động kinh:
3.1 Khi sắp lên cơn động kinh:
+ Bình tĩnh và nói với mọi người xung quanh không sợ
+ Đặt người đó vào nơi an toàn nhất
+ Cởi bớt, nới lỏng quần áo
+ Đặt người bệnh nằm nghiêng
+ Ở cạnh người đó cho đến khi họ tỉnh táo
+ Để người bệnh nằm thoải mái và giải thích cho họ rõ mọi điều.
3.2 Xử trí khi lên cơn:
+ Không bỏ bất cứ vật gì vào miệng người bệnh kể cả thuốc.
+ Không cho ăn uống gì cả.
+ Không ngăn cản tác động lên cơn người động kinh.
+ Không để trên da họ bất cứ vật gì.
3.3 . Xử trí ngoài cơn động kinh:

  • Dùng thuốc chống động kinh
  • Phục hồi chức năng:

      + Huấn luyện cho người động kinh cách tự chăm sóc mình: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh
      + Bảo đảm an toàn cho người động kinh: Nhà cửa phải bố trí gọn gàng . Không để người động kinh làm việc ở ruộng nước, bờ ao hoặc tắm một mình  

      Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần dùng thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình người bệnh cần hết sức kiên nhẫn. Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết.

      – Gia đình cần luôn luôn động viên trẻ, khích lệ tinh thần trẻ, khi tâm hồn trẻ được an bình, tư tưởng vui vẻ thì các cơn động kinh sẽ thưa dần. Trái lại, phải tránh các thái độ giận dữ, lạnh nhạt với trẻ, vì sự lo sợ, buồn chán, giận dỗi sẽ làm các cơn động kinh dễ xuất hiện…

      – Cần trông nom giáo dục trẻ, tránh cho trẻ các nguy hiểm có thể xảy ra khi lên cơn mà không có người lớn bên cạnh như không cho trẻ ra ao một mình, không cho trẻ trèo cây, lái xe một mình ra đường…, cũng không nên cho trẻ đi lâu dưới nắng to vì nhiệt độ cao rất dễ làm xuất hiện cơn động kinh.

      – Cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.

      – Gia đình cần cho trẻ dùng thuốc đúng, uống thuốc đều đặn, không được quên cho trẻ uống thuốc, dù chỉ quên một ngày một lần cũng có thể làm cơn động kinh tái phát, và khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

      – Phải xác định bệnh động kinh là một bệnh chữa trị lâu dài, nếu nóng vội sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại và chắc chắn sẽ thất bại trong điều trị.