Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

Chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

                                                                                 Khoa Ngoại tổng hợp  1- BV HNĐK Nghệ An

I. TỔNG QUAN:

1. ĐỊNH NGHĨA

Hậu môn nhân tạo là lỗ mở chủ động ở đại tràng ra da để đưa toàn bộ phân ra ngoài thay thế hậu môn thật.

2. PHÂN LOẠI HẬU MÔN NHÂN TẠO

2.1. Hậu môn nhân tạo tạm thời Chỉ sử dụng trong thời gian nhất định giúp thoát phân ra ngoài trong thời gian tạm thời ( khoảng 3 – 6 tháng ) do bệnh hay do chấn thương để đoạn ruột phía dưới được nghỉ ngơi, lành chỗ khâu nối ruột. Sau đó hậu môn nhân tạo sẽ được đóng và tái lập lại lưu thông phân bình thường qua hậu môn thật.

2.2. Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn Là trường hợp đưa đại tràng ra da và người bệnh đại tiện qua hậu môn nhân tạo suốt đời, thường gặp ở bệnh lý ung thư đại – trực tràng, kỹ thuật làm loại hậu môn này có tên là phẫu thuật Hartmann.

2.3. Các kiểu làm hậu môn nhân tạo

 – Hậu môn nhân tạo kiểu quai ( loop – colostomy)

 – Hậu môn nhân tạo kiểu tận ( end – colostomy)

 – Hậu môn nhân tạo có cựa

 – Hậu môn nhân tạo có cầu da ( kiểu này hiếm gặp ).

3. CHỈ ĐỊNH LÀM HẬU MÔN NHÂN TẠO

3.1. Bảo vệ thương tổn

– Tạo điều kiện để một sang thương bệnh lý phía dưới được nghỉ ngơi, để giữ sạch sẽ một đường khâu, một miệng nối tránh xì bục gây viêm phúc mạc.

– Chỉ định trong các trường hợp:

 + Ung thư đại tràng trong giai đoạn trễ không còn khả năng cắt bỏ.

+ Viêm loét nặng đại trực tràng chảy máu nhiều.

+ Rò trực tràng

 – âm đạo hay trực tràng

 – bàng quang.

+ Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc

+ Vết thương ở đoạn đại tràng cố định.

3.2. Thoát phân khi có tắc Chỉ định trong các trường hợp:

+ Dị dạng hậu môn trực tràng.

+ Phình to đại tràng tiên thiên.

+ Tắc ruột do ung thư đại trực tràng.

+ Chít hẹp đại tràng.

3.3. Làm sạch đại tràng Nhiều trường hợp bệnh lý như chít hẹp hậu môn, hoặc phình to đại tràng, tiên thiên….chế độ ăn không có bã, tẩy ruột, thụt tháo đại tràng không đủ để làm sạch ruột, do đó cần phải làm hậu môn nhân tạo để qua đó thụt tháo ruột thật sạch chuẩn bị cho cuộc mổ điều trị triệt căn.

4. CÁC BIẾN CHỨNG TRONG HẬU MÔN NHÂN TẠO

4.1 Chảy máu tại chỗ rạch mở đại tràng

4.2 Chảy máu trong ổ bụng

4.3 Hoại tử đoạn đại tràng đưa ra ngoài ổ bụng

4.4 Viêm phúc mạc

4.5 Nhiễm trùng tại chỗ làm hậu môn nhân tạo:

4.6 Áp xe giữa các lớp thành bụng nơi đặt hậu môn nhân tạo

4.7 Tụt hậu môn nhân tạo vào bên trong

4.8 Tắc ruột

4.9 Sa ruột qua lỗ hậu môn nhân tạo

 4.10 Thoát vị thành bụng tại chỗ làm hậu môn nhân tạo

5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC HẬU MÔN NHÂN TẠO

5.1. Chỉ định

+ Khi túi hậu môn nhân tạo đầy 2/3 túi chứa phân.

 + Khi phân quá bẩn.

+ Sau khi người bệnh tắm.

5.2. Nhận định

* Tình trạng người bệnh:

+ Người bệnh phẫu thuật ngày thứ mấy?

+ Trên bụng có dẫn lưu không?

 + Vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng?

* Hậu môn nhân tạo:

+ Vị trí hậu môn nhân tạo? kiểu nào?

+ Hậu môn nhân tạo mở miệng ngày thứ mấy?

 + Màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo?

 + Quan sát tình trạng phân?

+ Quan sát da chung quanh hậu môn nhân tạo?

+ Loại túi người bệnh đang sử dụng?

5.3. Quy trình chăm sóc

+ Báo và giải thích cho bệnh nhân biết công việc sắp làm.

 + Cho bệnh nhân nằm nghiêng về phía hậu môn nhân tạo để phân không tràn vào vết mổ.

+ Đặt tấm nylon dưới hậu môn nhân tạo.

+ Kê khay hạt đậu dưới dưới hậu môn nhân tạo để hứng phân.

+ Sát khuẩn tay nhanh và mang gants.

II. CA BỆNH KHOA NGOẠI TỔNG HỢP 1:

– Bệnh nhân:  Bệnh nhân nam 55 tuổi được chuẩn đoán bệnh: TD nhiễm trùng huyết đường vào ổ bụng/ Sau mổ làm hậu môn nhân tạo do K dạ dày tiến triển xâm lấn đại tràng vào viện trong tình trạng lâm râm kèm đau nhiều quanh chân hậu môn nhân tạo, không sốt mệt nhiều, thể trang suy kiệt. Tiền sử U dạ dày đã phấu thuật cách đây 4 năm, đã hóa trị đủ sau mổ.

– Khám vào viện cho thấy:

+ Bệnh nhân tỉnh táo, thể trạng gầy yếu, suy kiệt 45kg, chiều cao 166cm, BMI 16,3.
+ Da niêm mạc nhợt nhạt.
+ Không phù, không XHDD.
+ DHST: Huyết động: mạch: 72 HA:110/70 mmHg, Sốt nhẹ 38,5 độ C.
+ Phổi giảm thông khó 2 đáy, không nghe ran.

+ Bụng mền, ấn tức thượng vị, hậu môn nhân tạo hạ sườn trái ra phân lỏng

+Các cq khác chưa phát hiện bất thường.
– Diễn biến cận lâm sàng: Định lượng CRP: 49,29mg/L; GPT: 75.5U/L; GOT: 80.7 U/L; Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: HGB: 100g/L. WBC: 7.18G/L. Tiểu cầu: 221 G/L

III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

Hướng điều trị bệnh nhân tại khoa Ngoại Tổng Hợp 1 điều trị như sau:
– Kháng sinh  kết hợp :

1. Bacssulfo 1g/0.5g 2 lọ ngày 2 lần sáng/ chiều pha truyền tĩnh mạch với Natriclorid 9% tốc độ LX g/p.

2. Metronidazod Kabi 2 chai: sáng 1, chiều 1 chai truyền tĩnh mạch tóc độ XXXg/p

– Điều trị triệu chứng: giảm đau hạ sốt,..
– Bệnh nhân tư vấn dinh dưỡng về chế độ ăn:

+ Món cháo loãng với gạo + đậu xanh để nguyên vỏ và hành khô sẽ giúp giải độc và chữa rối loạn tiêu hóa rất hữu hiệu cho bệnh nhân mang HMNT

+ Không nên ăn những đồ ăn gây chướng bụng đầy hơi như: đậu quả, bông cải xanh, ngô, lạc, nấm và hành củ,..

Không nên ăn chất xơ  gây khó tiêu: măng, dừa, vỏ trái cây, dưa muối

+ Hạn chế ăn đồ cay như ớt, tiêu (dễ gây kích thích).

+ Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn như bún, phở, miến, xúc xích, thịt hộp, giò chả (do nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, dư lượng thuốc bảo quản cao).

+ Hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều đạm, nhiều tanh, nhiều dầu mỡ.

+ Tránh các thức ăn ôi thiu và nhiễm khuẩn hóa chất.

3. Chế độ uống: Hạn chế bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực, nước đá lạnh; không nên hút thuốc lá. Mỗi sáng sớm nên uống một cốc nước lọc từ 200ml-300ml

4. Chế độ nghỉ ngơi: Nên ngủ trước 11 giờ đêm, hạn chế thức quá khuya.

5. Chế độ vận động: Nên duy trì chế độ tập luyện thể chất hàng ngày, như đi bộ,… Buổi sáng, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.

  Hiện tại sau 6 ngày điều trị tại viện, bệnh nhân cân nặng 46 kg, tinh thần tươi tỉnh, ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn, ngủ đã cảm giác sâu giấc hơn, bụng mền,  đỡ đau vùng chân hậu môn nhân tạo, sốt đã giảm, hậu môn nhân tạo hạ sườn trái ra phân thành khuôn. Được cho ra viện, hẹn tái khám sau 1 tháng, hoặc khi có dấu hiệu bất thường.