Paracetamol là thuốc an toàn và hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hãy sử dụng paracetamol một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
1. Định nghĩa
– Paracetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi không cần kê đơn do vậy tỉ lệ ngộ độc paracetamol do quá liều có xu hướng tăng nhanh.
– Ngộ độc paracetamol gây ra tổn thương hoại tử tế bào gan cấp tính và tổn thương thận cấp do hoại tử ống thận
2. Chẩn đoán
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Chia làm 4 giai đoạn:
– Giai đoạn I (0,5 – 24 giờ): ngay sau uống thường không có triệu chứng, sau đó có thể:
+ Buồn nôn, nôn
+ Vã mồ hôi, khó chịu
+ AST, ALT tăng cao
+ Khám lâm sàng chưa phát hiện bất thường
– Giai đoạn II (24h -72h):
+ Chán ăn, buồn nôn, nôn
+ AST, ALT tăng cao, Bilirubin tăng, thời gian PT kéo dài, chức năng thận giảm.
– Giai đoạn III (72h -96h):
+ Suy gan: vàng da, rối loạn đông máu, bệnh não gan, hôn mê gan dẫn đến tử vong.
+ Suy thận có thể phối hợp với suy gan
+ Suy đa tạng
– Giai đoạn IV ( 4-14 ngày)
Nếu bệnh nhân sống thì chức năng gan hồi phục hoàn toàn không để lại xơ hoá
2.2. Cận lâm sàng
– Xét nghiệm độc chất định tính và định lượng Paracetamol
– Xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm đông máu cơ bản, tổng phân tích máu và sinh hóa máu, khí máu động mạch, lactat máu, đường máu mao mạch
– Tổng phân tích nước tiểu
– Chần đoán hình ảnh: XQuang tim phồi, siêu âm ổ bụng
– Xét nghiệm khác: tùy theo tình trạng bệnh nhân.
3. Điều trị
3.1. Mục tiêu điều trị
Ngăn ngừa và hạn chế tối đa suy gan sau uống paracetamol.
3.2. Điều trị cụ thể
– Điều trị hồi sức thì đầu
+ Xử trí cấp cứu ổn định bệnh nhân: Áp dụng theo nguyên tắc chung, xử trí các tình trạng bệnh nặng (như suy hô hấp, tụt huyết áp, thần kinh…)
+ Loại bỏ chất độc bằng cách:
– Điều trị nội khoa:
+ Thuốc giải độc: N- Acetyl cysteine
+ Chống nôn tích cực: Trước khi bệnh nhân uống thuốc cần dùng thuốc chống nôn cho bệnh nhân.
+ Các biện pháp điều trị khác: Bù nước, điện giải, dinh dưỡng, điều trị hỗ trợ viêm gan, suy thận cấp
– Điều trị can thiệp: Gây nôn và rửa dạ dày loại bỏ độc chất qua hệ thống kín
4. Biến chứng
Ngộ độc paracetamol có thể dẫn đến suy gan cấp, suy thận cấp, thậm chí tử vong
5. Phòng ngừa ngộ độc Paracetamol
– Chỉ sử dụng paracetamol khi có nhu cầu thiết yếu.
– Tuân thủ liều lượng khuyến cáo: Đối với người lớn, không quá 4g paracetamol mỗi ngày.
– Kiểm tra thành phần thuốc: Không sử dụng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng lúc.
– Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng paracetamol, đặc biệt cho trẻ em.
👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 hoặc 0886.234.222
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN