Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Chấn thương động mạch chi là một chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông gây ra và đại đa số gặp ở nam giới. Do các chấn thương này nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu nên cần biết được các triệu chứng để nhanh chóng có hướng điều trị kịp thời. Nếu để muộn sẽ gây di chứng mất chức năng chi, cắt cụt chi, thậm chí tử vong.
1. Nguyên nhân gây chấn thương động mạch chi
Chấn thương động mạch chi chủ yếu gặp ở chi dưới. Theo đó để tìm ra chính xác nguyên nhân gây động mạch chi cần phân biệt 2 dạng theo cơ chế tác động gây chấn thương động mạch như sau:
Đầu xương gãy có thể làm tổn thương đoạn động mạch chạy sát xương
2. Chẩn đoán chấn thương động mạch chi
Chẩn đoán chấn thương động mạch chi chủ yếu dựa vào lâm sàng, trong đó quan trọng nhất là hội chứng tắc mạch chi. Theo đó, siêu âm Doppler mạch là thăm dò cận lâm sàng chính. Chỉ định chụp động mạch khi gặp các trường hợp khó.
2.1. Chẩn đoán lâm sàng chấn thương động mạch
Do những sang chấn của gãy xương và đụng dập phần mềm nên triệu chứng lâm sàng có 1 số thay đổi. Có thể dễ bỏ sót thương tổn mạch máu vì có thể để ý các dấu hiệu rõ ràng của gãy xương và tổn thương ở các cơ quan khác. Tuy nhiên, nếu nghĩ đến chấn thương động mạch chi và thăm khám cẩn thận thì vẫn chẩn đoán được chấn thương động mạch chi trên lâm sàng.
Cơ năng
Toàn thân
Các biểu hiện của gãy xương và sang chấn cơ quan khác, có thể có sốc chấn thương. Nếu đến muộn cũng có thể gặp dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc do nguyên nhân hoại tử chi.
Hoại tử chi có thể dẫn tới nhiễm trùng và gây sốc chấn thương toàn thân
Tại chỗ tổn thương
Các dấu hiệu của gãy xương như: sưng nề, biến dạng, lệch trục. Hoặc đụng dập và tụ máu cơ – phần mềm ở vùng va đập trực tiếp nằm trên đường đi động mạch.
Chi phía dưới
Hội chứng thiếu máu cấp tính chi : tê bì đầu chi, sờ chi lạnh, bắt mạch ngoại vi không được. Một số triệu chứng của gãy xương có thể dễ nhầm lẫn với triệu chứng của chấn thương động mạch chi như: phù nề và đau bắp cơ, giảm vận động chi và khó bắt mạch ngoại vi.
2.2. Thăm dò cận lâm sàng chấn thương động mạch chi
Siêu âm Doppler mạch: Siêu âm có giá trị chẩn đoán cao, tiện lợi bởi là chẩn đoán thăm dò không gây chảy máu, tuy nhiên đòi hỏi có phương tiện và người làm siêu âm mạch máu. Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh hẹp – tắc động mạch, huyết khối trong lòng mạch, thương tổn tĩnh mạch kèm theo, tình trạng mạch máu ngoài vùng thương tổn.
Chụp động mạch chọn lọc: Chụp động mạch cho thấy hình ảnh gián đoạn lưu thông động mạch, tình trạng tuần hoàn phụ và mạch phía dưới thương tổn. Chụp động mạch chọn lọc có giá trị chẩn đoán rất cao nhưng lại rất hạn chế chỉ định vì đây là phương pháp chẩn đoán thăm dò có chảy máu, làm kéo dài thời gian thiếu máu chi. Có thể thay thế bằng chụp cắt lớp đa dãy có dựng hình, tuy nhiên thường áp dụng cho một số ca chấn thương động mạch khó.
3. Điều trị chấn thương động mạch chi
Nguyên tắc chung khi điều trị chấn thương động mạch chi là phẫu thuật phục hồi lưu thông dòng máu càng sớm càng tốt.
3.1 Sơ cứu sau khi bị thương
3.2. Điều trị phẫu thuật
3.3. Điều trị sau mổ
Chống đông: thường chỉ duy trì bằng Heparin tĩnh mạch trong vòng 24 giờ, sau đó thay thế bằng chống đông đường uống. Trường hợp thiếu máu nặng, nên kéo dài điều trị bằng Heparin trong nhiều ngày. Nên duy trì Heparin lâu hơn.
Chuyển điều trị triệt để tổn thương tình trạng gãy xương nếu cần thiết, sau khi đã ổn định về mạch máu.
Biến chứng:
Chấn thương động mạch chi là một chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông gây ra và đại đa số gặp ở nam giới. Do các chấn thương này nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu nên cần có phương án xử lý và điều trị kịp thời.
Thông báo đăng ký tham dự Hội nghị khoa học Quốc tế 2025
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An chuyển giao kỹ thuật “Thận nhân tạo thường quy” cho bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu
Sức khỏe bệnh nhân bị đột quỵ được CSGT Nghệ An cấp cứu kịp thời hiện đã ổn định
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN