Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống và lối sống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

Thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể lực, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Nhiều thai phụ có thể kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu chỉ nhờ thay đổi lối sống. Tuy nhiên, đa số vẫn cần sử dụng thuốc, ví dụ như insulin.

Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát tiểu đường thai kỳ, đó là đảm bảo chế độ ăn uống của bạn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nói đến chế độ ăn uống thì không có chế độ nào phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy, lựa chọn chế độ cũng rất quan trọng để bạn có thể tận hưởng những món ăn trong thời kỳ mang thai.

Những bí quyết để ăn đúng

Cẩn trọng với lượng carbohydrate nạp vào
Tất cả đồ ăn và thức uống chứa carbohydrate đều ảnh hưởng đến nồng độ Glucose trong máu . Vì thế hãy cẩn trọng với số lượng bạn sẽ ăn. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dành cho bệnh nhân tiểu đường sẽ có thể giúp bạn điều này. Bạn sẽ được tư vấn:

Ăn ít đồ ăn chứa hàm lượng carbohydrate cao

Lựa chọn loại carbohydrate tốt
Phân phối carbodyrate cả ngày (ăn chia làm nhiều bữa, ví dụ 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ)
Hãy lựa chọn các thực phẩm chứa carbohydrate bổ dưỡng, như thực phẩm giàu tinh bột (ngũ cốc nguyên hạt), các loại đỗ, trái cây và rau. Hạn chế thu nạp thực phẩm chứa carbohydrate đã qua xử lý như bánh mỳ trắng, ngũ cốc tinh chế và đồ ăn chế biến sẵn (fast foods), thực phẩm có nhiều chất béo, muối và đường.

*Carbohydrate: Carbohydrate, bao gồm đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm từ sữa.

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp bạn điều khiển lượng đường trong máu. Một số lựa chọn gồm có: ngũ cốc, cháo, bánh mỳ nhiều lớp, bánh mỳ có rắc hạt, mỳ ống nguyên hạt, gạo Basmati (Ấn Độ), mứt, chuối (dùng để nấu), đỗ, đậu lăng, và phần lớn các loại trái cây và rau.

Giảm đường
Hãy tìm cách giảm lượng đường bạn đưa vào cơ thể, bằng những cách như:
Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt là đồ uống có đường, đồ ăn vặt, và đồ tráng miệng
Đọc kỹ nhãn thực phẩm, đồ uống và lựa chọn loại ít đường hoặc đã được giảm đường nếu có thể.
Để ý những tên gọi khác nhau của đường trên nhãn sản phẩm: sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose, honey (mật ong), invert sugar (đường nghịch đảo), syrup (xi-rô), corn sweetener và molasses (đường mật).
Tự chế biến đồ ăn và thử nghiệm hạn chế dùng đường
Sử dụng chất tạo ngọt nhân tạọ Tuy một số người thường tỏ ra lo lắng về độ an toàn của chất tạo ngọt, trong trường hợp đó, bạn có thể trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu cần.
Ăn đều đặn
Hãy ăn đều đặn, thường là ba bữa một ngày, kèm hoặc không kèm đồ ăn vặt lành mạnh, và tránh để các bữa ăn cách nhau quá lâu. Cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu.

Hoàn thiện khẩu phần ăn
Cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và tránh bị quá cân trong thai kỳ.

Tránh lạm dụng thực phẩm “dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường”
Chúng không đem lại lợi ích sức khỏe gì đặc biệt, đắt và có thể gây ra hiện tượng nhuận tràng.

Ăn nhiều bữa một ngày
Ăn nhiều rau trong bữa ăn và ăn đồ ăn vặt làm từ rau quả thay vì bánh bích quy, đồ ngọt, và khoai tây chiên. Đừng dùng quá nhiều nước ép trái cây và sinh tố (uống không quá 1 cốc 150ml mỗi ngày) và ăn trái cây dàn trải xuyên suốt một ngày thay vì ăn một lượng lớn trong một bữa.

Một khẩu phần phù hợp có thể gồm:

1 miếng trái cây, ví dụ như chuối hoặc táo xanh
1 nắm nho
1 thìa trái cây khô

Cá và tiểu đường thai kỳ
Cá rất tốt cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi. Vì thế bạn có thể ăn cá thường xuyên. Khuyến nghị bạn nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá (mỗi phần khoảng 140g) mỗi tuần, bao gồm một hoặc hai phần cá béo (cá chứa dầu trong thịt), như cá thu, cá mòi, cá hồi, cá trích. Cá béo còn rất tốt cho tim mạch, tuy nhiên không nên ăn quá hai phần một tuần.

Hãy tránh những loại cá có mức độ thủy ngân cao hơn như cá kiếm, cá mập và cá cờ xanh, và hạn chế cá ngừ (chúng thường cũng có hàm lượng thủy ngân tương đối cao), ở mức bốn lon cỡ trung bình hoặc hai miếng bít tết cá ngừ một tuần. Ngoài ra người ta cũng khuyên nên tránh ăn những loài có vỏ (ngao, sò, ốc, hến) sống, để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, vốn không dễ chịu trong lúc mang thai.

Kiểm soát cân nặng
Đừng cố gắng giảm cân trong khi đang mang thai – điều này sẽ không an toàn cho cả bạn và thai nhi. Tuy nhiên, một chút thay đổi nhỏ trong chế độ dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất sẽ giúp bạn tránh tăng quá cân trong thời gian mang thai. Điều này cũng giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ tốt hơn và giảm nguy cơ bị biến chứng.

Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống và phong cách sống mới sau khi sinh con cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo và đồng thời giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Hãy nhờ các chuyên gia sức khỏe giới thiệu một chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn việc này.

Đồ uống có cồn và tiểu đường thai kỳ

Tốt nhất là hoàn toàn không sử dụng đồ uống có cồn trong lúc mang thai. Việc tránh sử dụng đồ uống có cồn đặc biệt quan trọng trong ba tháng đầu tiên, bởi vì đồ uống có cồn thường đi kèm với gia tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Uống rượu bia trong thai kỳ còn dẫn đến những ảnh hưởng xấu, lâu dài cho thai nhi. Bạn càng uống nhiều, nguy cơ càng cao. Đồ uống có còn có nhiều khả năng gây ra chứng hạ đường huyết, nếu bạn đang điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin hoặc glibenclamide.

Tài liệu tham khảo
https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/gestational-diabetes/diet-and-lifestyle

Bs. Lê Đình Sáng, Khoa Nội tiết Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An