Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân bỏng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân bỏng

Bỏng là một chấn thương thường xảy ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp phù hợp.

Trong quá trình điều trị bỏng, để mang lại hiệu quả cao nhất thì ngoài việc xử trí ban đầu hồi sức chống sốc, chống nhiễm khuẩn thứ phát thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng cũng có vai trò rất quan trọng.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng đầy đủ và đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo mô, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, bù đắp cho quá trình chuyển hóa xảy ra mãnh liệt ở bệnh nhân bị bỏng nặng.

                                                       Lựa chọn cân đối 4 nhóm thực phẩm

Có hai cách có thể cung cấp nuôi dưỡng cho bệnh nhân bỏng: đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa (qua miệng hoặc qua ống thông): Tăng protein, tăng năng lượng, tăng vitamin và chất khoáng. Những ngày đầu chỉ nên cho bệnh nhân ăn lỏng. Số lượng các chất dinh dưỡng cần được tính toán theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, theo trọng lượng cơ thể, diện tích và độ sâu của bỏng.

Ở những bệnh nhân bỏng nặng, nên cho ăn qua ống thông ngay trong 48h đầu sau bỏng: có thể dùng sữa bò hoặc sữa đậu nành, bổ sung thêm nước trái cây (bơm sau ăn) hoặc dung dịch của bột gạo, trứng, sữa, giá đỗ…  Sau 48h có thể cho ăn bằng đường miệng những món ăn mà bệnh nhân ưa  thích. Nuôi dưỡng cho bệnh nhân bỏng đóng vai trò rất quan trọng, nhất là những bệnh nhân bỏng sâu phải ghép da. Tình trạng tổ chức hạt phản ánh tình trạng toàn thân cũng như phản ánh tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, tổ chức hạt đẹp hay xấu là điều kiện tiên quyết cho việc ghép da thành công hay thất bại.

Với bệnh nhân bỏng, cần phải ăn nhiều bữa trong ngày kể cả ban đêm, trung bình là từ 6 – 8 bữa / 24 giờ, tùy theo mức độ nặng của bỏng, bỏng càng nặng càng phải ăn nhiều bữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.

                                 Khoa Bỏng và Khoa Dinh dưỡng tổ chức tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh.