Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Bệnh xảy ra khi các mạch máu chính cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn do các mảng xơ vữa (chất béo, cholesterol và canxi) bám vào lòng động mạch, khiến lưu lượng máu đến tim giảm đi dẫn đến cơn đau thắt ngực.
- CHỤP CT MẠCH VÀNH LÀ GÌ?
Chụp cắt lớp vi tính mạch vành (CCTA) hay còn gọi chụp CT mạch vành là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng cung cấp hình ảnh hệ thống động mạch trong tim, giúp xác định mảng bám tích tụ làm thu hẹp động mạch vành, các mạch máu cung cấp cho tim hay không? trước khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng bệnh.
Chụp CT mạch vành, bệnh nhân được tiêm chất cản quang chứa i-ốt vào tĩnh mạch (IV) để đảm bảo hình ảnh tốt nhất có thể của mạch máu.
- CHỤP CT MẠCH VÀNH THƯỜNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Bác sĩ rất cân nhắc khi chỉ định chụp mạch vành:
- Nghi ngờ bất thường về giải phẫu của động mạch vành.
- Bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, có kết quả xét nghiệm và điện tâm đồ bình thường, không xác định rõ được những bất thường.
- Đau ngực không điển hình nguy cơ thấp đến trung bình tại khoa cấp cứu.
- Đau ngực không cấp tính.
- Các triệu chứng mới nghiêm trọng hơn cùng với kết quả điện tim gắng sức bình thường trước đó.
- Mới khởi phát suy tim (với giảm chức năng tim) và có nguy cơ bệnh mạch vành thấp hoặc trung bình.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
- Đối với những bệnh nhân đáp ứng các chỉ định trên, CCTA có thể cung cấp thông tin quan trọng về sự hiện diện và mức độ của mảng bám trong động mạch vành, từ đó đưa ra phương pháp điều trị sớm và hiệu quả, tránh những biến chứng nặng có thể tử vong như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim…
- TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ CHỤP CT MẠCH VÀNH:
- Hen suyễn nặng
- Người bị suy thận
- Phụ nữ mang thai
- Có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang
- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘNG MẠCH
Máy quét CT scan là một máy lớn với bàn nằm có thể di chuyển tới lui, cao thấp.
- Chuẩn bị:
- Không ăn bất cứ gì 3 giờ trước khi chụp CT. Có thể uống nước lọc.
- Khống chế tốt nhịp tim: kiểm tra nhip tim, nhịp tim tốt khi <70 lần/phút. Sử dụng thuốc làm chậm nhịp tim 1-2 giờ trước khi chụp.
- Đặt đường truyền tĩnhh mạch (IV) vào cánh tay của BN
- BN nằm ngửa trên bàn và được gắn các điện cực kết nối với điện tâm đồ (ECG) để theo dõi nhịp tim trong quá trình chụp. và định vị xác định vị trí chính xác cho các lần quét tia.
- Kỹ thuật viên (KTV) hay điều dưỡng tiêm chất cản quang.
- BN có thể cảm thấy một cảm giác nóng khi chất cản quang được tiêm vào
- KTV vận hành máy chụp CT từ phòng được ngăn cách với phòng chụp bằng cửa sổ kính. KTV có thể quan sát và nói chuyện với BN qua hệ thống liên lạc nội bộ. Quét không đau. BN có thể nghe thấy tiếng lách cách, tiếng vo ve khi máy quét quay xung quanh.
- BN được yêu cầu nín thở khoảng 10 -12 giây trong quá trình quét.
- Chụp CT động mạch vành rất giống như chụp CT bình thường. Sự khác biệt duy nhất là tốc độ của máy quét CT và việc sử dụng máy theo dõi tim để xác định nhịp tim của bạn.
- ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHỤP CT MẠCH VÀNH
5.1.Ưu điểm:
- Thời gian chụp nhanh
- Phát hiện bệnh mạch vành với độ chính xác trên 90%
5.2.Nhược điểm:
- Khi chụp CT, BN phải nín thở khoảng 10 – 12 giây và có nhịp tim đều.
- Sau khi chụp, mất khoảng 1 -2 giờ để dựng hình 3D
Chụp CT mạch vành được đánh giá một kỹ thuật chẩn đoán có giá trị cao để phát hiện bệnh động mạch vành, giúp các bác sĩ lập kế hoạch điều trị sớm cho bệnh nhân.