Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > CHUYỂN ĐỔI SỐ – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO Y TẾ

CHUYỂN ĐỔI SỐ – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO Y TẾ

CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO Y TẾ

Chuyển đổi số đang là vấn đề được nhắc tới nhiều nhất trong hệ thống y tế hiện nay. Để nâng cao hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, giảm tải lượng công việc của cán bộ y tế. Với việc áp dụng CNTT, ngành y tế hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc vận hành hệ thống khám chữa bệnh, trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh nhân cũng như các hoạt động của cơ sở y tế.

Sự thay đổi từ y tế truyền thống sang y tế số

Chuyển đổi số y tế cho phép chăm sóc chất lượng cao, hạn chế tối đa các sự cố trong y tế theo cách hiệu quả nhất. Một trong những ưu điểm nổi bật của y tế số chính là dễ dàng truy cập các thông tin quan trọng cho các chuyên gia, y bác sĩ, bệnh nhân… ở những nơi xa.

Bệnh án điện tử sẽ lưu trữ đầy đủ thông tin rõ ràng về bệnh sử của bệnh nhân, đưa ra các cảnh báo về tương tác thuốc, dựa vào đó cung cấp các đơn thuốc an toàn và đáng tin cậy hơn.

Ứng dụng CNTT giúp tiết kiệm thời gian trong việc thanh toán và tiếp đón bệnh nhân.

Lợi ích của chuyển đổi số y tế

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành, chuyển đổi số mang tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịch vụ khám, chữa bệnh đối với cả thầy thuốc và người bệnh.

Thứ nhất, chuyển đổi số để người dân thuận lợi hơn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Người dân dễ dàng tương tác với ngành y tế để phản ánh và được hướng dẫn. Người dân dễ dàng quản lý được sức khỏe của mình với sự kết nối và liên thông các dữ liệu sức khỏe với các cơ sở khám, chữa bệnh. Mỗi người dân đều được lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

Thứ 2, chuyển đổi số để thầy thuốc dễ dàng tiếp cận được các kiến thức khoa học mới, kỹ thuật mới. Thầy thuốc giảm thiểu được các nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cho người bệnh; giảm bớt được các thủ tục hành chính, giấy tờ trong bệnh viện. Bác sĩ tuyến dưới có thể kết nối dễ dàng với tuyến trên để hội chẩn và được tư vấn; hướng đến mỗi bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh đều lập hồ sơ bệnh án điện tử, và các dữ liệu bệnh án điện tử phải được kết nối và liên thông với nhau giữa các cơ sở khám, chữa bệnh.

Thứ 3, chuyển đổi số để nhà quản lý y tế triển khai hiệu quả công tác điều phối, giám sát, cảnh báo, dự báo đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Rất nhiều ứng dụng giúp cho các nhà quản lý bệnh viện, quản lý cơ sở y tế triển khai hoạt động giám sát sự tuân thủ các quy trình, các phác đồ điều trị của nhân viên y tế, triển khai các hoạt động hướng đến phục vụ bệnh nhân, phục vụ nhân viên ngày một tốt hơn.

Một số lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin Y tế ở Việt nam

  1. Các hệ thông tin bệnh viện – là hạ tầng cơ sở để chia sẻ thông tin sức khỏe quốc gia tương lai và hòa mạng.
  2. Các hệ thông tin sức khỏe công cộng – dùng cho y tế dự phòng và báo cáo dữ liệu dịch tễ.
  3. Các hệ thông tin lâm sàng – trợ giúp bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.
  4. Các hệ thông tin y học cổ truyền dân tộc – lưu trữ các thông tin về cây thuốc, bài thuốc.
  5. Các hệ thông tin răng hàm mặt – trợ giúp việc quản lý dữ liệu, thông tin bệnh nhân răng hàm mặt.
  6. Các hệ thông tin dược học – dùng cho việc viết đơn và phân phối thuốc.
  7. Các hệ thống kê sức khỏe và sinh học – thu thập, lưu trữ các số liệu thống kê về hoạt động sức khỏe và sinh học.
  8. Mạng thông tin sức khỏe quốc gia- truyền các thông tin sức khỏe ngành y tế.
  9. Mạng quản lý ảnh và sức khỏe từ xa – lưu trữ ảnh y học và dùng cho việc chẩn đoán, phân tích ảnh bằng máy tính.
  10. Cùng với việc triển khai các công việc trên, phải tiến hành đồng thời việc nghiên cứu cần thiết và đào tạo cán bộ công nghệ thông tin ở các cơ sở nhằm đảm bảo việc triển khai có kết quả các ứng dụng công nghệ thông tin.

Có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế đã giúp các cơ sở y tế, bệnh viện tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất khám, chữa bệnh với mục tiêu nhanh, chính xác và người dân thuận tiện hơn; bác sĩ được công nghệ hỗ trợ để chỉ định thuốc chính xác, theo dõi được tình trạng của bệnh nhân qua các lần khám, điều trị. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là tiền đề để xây dựng y tế thông minh, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội, nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

Phòng CNTT – Bệnh viện HNĐK Nghệ An