Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TÀI LIỆU > Thông Tin > CÙNG ĐIỂM LẠI MỘT SỐ DẤU ẤN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG CỦA BỆNH VIỆN HNĐK NGHỆ AN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 103 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA BỆNH VIỆN (18/9/1918-18/9/2021)

CÙNG ĐIỂM LẠI MỘT SỐ DẤU ẤN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG CỦA BỆNH VIỆN HNĐK NGHỆ AN NHÂN DỊP KỶ NIỆM 103 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA BỆNH VIỆN (18/9/1918-18/9/2021)

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An tiền thân là Bệnh viện Vinh được thành lập vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Theo Báo cáo của Hội đồng Chính Phủ, Phủ toàn quyền Đông Dương, phiên họp thường kỳ năm 1923 thì ngày 18/9/1918 là ngày Bệnh viện bước đầu hoạt động và phân loại về quy mô và chức năng Bệnh viện loại( hạng) II). Cả tỉnh Nghệ An ngay giữa Vinh chỉ có một Bệnh viện; Bệnh viện tỉnh Vinh (theo tên gọi tại điều 5, quyết định ngày 18/9/1918 của phủ toàn quyền Đông Dương).

Bệnh viện tỉnh Vinh được phép tiếp nhận bệnh nhân thuộc mọi thành phần (người Âu và người Bản xứ). Bệnh viện nằm cách nhà thờ Cầu Rầm khoảng 300 mét. Bên này đường là Tòa Công Sứ bên kia đường là nhà thương theo quy mô xây dựng bệnh viện thiết kế mặt bằng nằm dọc hai bên trục đường, bên này đường gồm 2 nhà lầu, lầu Quan và lầu Tây, có 50 giường nữa bên kia đường dành cho những người nhiều tiền, giàu có.

Cơ cấu bệnh phòng gồm có Nội, Ngoại, Sản, Truyền nhiễm, Dược và Điện quang. Cách Bệnh viện tỉnh Vinh khoảng vài mươi mét gần Chợ Vinh, có một phòng, kê vài chục giường và một phòng phát thuốc. Bệnh viện tỉnh Vinh có hai bác sĩ người Pháp, một là Li-Moan, hai là Hoa-chi làm chủ sự (như bệnh viện trưởng ngày nay). Cộng với một số rất ít người dược sĩ Đông Dương cùng vài ba chục y tá, dược tá, hộ lý… người Việt. Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1945, về danh nghĩa Nhật đã kiểm soát Bệnh viện nhưng thực chất thì Nhật chưa đủ khả năng và chưa có thời gian để đi sâu vào việc quản lí và nhúng tay xuống các khoa, các phòng và buồng bệnh. Mọi việc trong Bệnh viện từ quản lý đến điều trị phải giao lại cho y sĩ, y tá người Việt đảm nhiệm.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, Bệnh viện được đổi tên nhà Bệnh viện Tỉnh Vinh thành Bệnh viện Hồ Chí Minh (tài liệu này do Bác Đậu Văn Chu sinh năm 1915- Nguyên phó giám đốc Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh cung cấp). Tại đây, Bệnh viện Vinh được vinh dự mang tên Bác Hồ vĩ đại. Những ngày đầu dưới sự trực tiếp lãnh đạo của chính quyền Cách mạng, Bệnh viện Hồ Chí Minh được giao trọng trách là Bệnh viện Quân Dân Y liên khu 4 và những năm tháng sau đó Bệnh viện đã di dời đi nhiều địa điểm, đổi nhiều tên gọi để đồng hành cùng quân và dân ta trải qua cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Giai đoạn năm 1946 – 1954, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Hồ Chí Minh và tiến hành sơ tán lần thứ 1: Năm 1947, Sơ tán lên Bạch Ngọc – Lam Sơn – Đô Lương chia thành 02 Bệnh viện là Bệnh viện dân y và quân y; Năm 1948, cả 02 Bệnh viện đều sơ tán (01 Bệnh viện về Phuống Rộ – Thanh Chương, 01 Bệnh viện về Tăng Thành – Yên Thành). Năm 1954, kháng chiến thành công Bệnh viện dời về TP. Vinh và có thành lập thêm 01 Bệnh viện nữa là Bệnh viện E.

Giai đoạn năm 1954 đến 1964, Thời kỳ xây dựng XHCN ở Miền Bắc và chiến tranh chống Đế quốc Mỹ ở Miền Nam. Năm 1956, có chủ trương của khu y tế liên khu 4 nên đã sát nhập các Bệnh viện này thành Bệnh viện A1, đóng ở Hưng Đông, Thành phố Vinh.

Giai đoạn năm 1965 đến 1975, cả nước chống Mỹ, miền Bắc chống sự leo thang của đế quốc Mỹ, Bệnh viện sơ tán lần thứ 2. Năm 1965, Bệnh viện sơ tán một bộ phận lên xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên), phần lớn được dời lên Nam Yên (Nam Đàn). Thanh Chi -Thanh Chương, Thanh Luân – Thanh Chương, Văn Thành – Yên Thành. Năm 1969, Bệnh viện chuyển lên Nghĩa Đức – Nghĩa Đàn rồi quay về đóng ở Thanh Luân, Thanh Ngọc. Năm 1974, Bệnh viện trở về thành phố Vinh và được sự giúp đỡ của nước Cộng hoà Ba Lan đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới.

Năm 1976, Bệnh viện được chính thức phục hồi với quy mô 500 giường bệnh chính quy hiện với tên gọi Bệnh viện I Nghệ Tĩnh.

Năm 1985, Bệnh viện I Nghệ Tĩnh di chuyển đến cơ sở mới đóng tại 138, Nguyễn phong Sắc, TP. Vinh hiện nay và được xây dựng đồng bộ do sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhân dân Ba Lan, gọi là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Ba Lan.

Năm 1997, tại Quyết định số 2438/QĐ-UB ngày 10/6/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An v/v đổi tên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Ba Lan thành Bệnh viện HNĐK Nghệ An.

Tháng 02/2009, Bệnh viện được công nhận đạt tiêu chuẩn là Bệnh viện Hạng 1.

Tháng 10/2014 đến nay, Bệnh viện di chuyển ra cơ sở mới khang trang, hiện đại tại địa chỉ Km số 05, Đại lộ Lê Nin, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

(Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu lịch sử đã được tìm kiếm và lưu trữ)