Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về thăm và làm việc tại bệnh viện HNĐK Nghệ An
TRAO ĐỔI, TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN HNĐK NGHỆ AN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN KHOÁ XXVIII, NHIỆM KỲ 2023 – 2028
Nghe tiếng kèn đều đều phát ra từ cổ họng cậu con trai 6 tuổi theo từng nhịp thở, vợ chồng chị Nguyễn Thị Huệ (Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An) hốt hoảng phát hiện chiếc kèn đồ chơi con trai vừa ngậm thổi đã chui vào cổ họng con mình. Cậu bé được nhanh chóng chuyển vào BV HNĐK Nghệ An để gắp dị vật trong phổi.
Ngày 2/1, khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Ngọc Mạnh (6 tuổi) với chẩn đoán bị hóc dị vật trong phổi, gây phản ứng ho nhiều, cần tiến hành can thiệp gắp dị vật nội soi. “Qua phim chụp XQuang, dị vật không được phát hiện bởi món đồ chơi làm từ nhựa, không ngấm thuốc cản quang. Tuy nhiên, qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử từ gia đình; chúng tôi quyết định phương pháp nội soi để tìm gắp dị vật. Với hình dạng tròn, trơn trượt, rất khó khăn khi gắp, chúng tôi phải đưa đầu kèn lên trên, xoay chiều mới đưa được từ vị trí phế quản gốc trái ra ngoài.” – BSCKII. Tăng Xuân Hải, trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết.
Được biết, bé Mạnh đang trong thời gian thay răng sữa, nên khi bé hít mạnh, chiếc kèn chui qua kẽ răng chưa mọc mới và chui vào đường thở. Rất may mắn là chiếc kèn có kẽ hở nên không bít hoàn toàn đường thở của bệnh nhân.
Sau ca gắp dị vật 2 ngày, hôm nay, bệnh nhi đã khỏe mạnh và được theo dõi thêm.
Không chỉ hóc đồ chơi, dị vật trẻ thường gặp là thức ăn hoặc sặc nước. Những trường hợp này đều rất nguy hiểm và cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu người lớn không để ý kĩ, trẻ sẽ rất dễ bị tắc đường thở do bị hóc dị vật hoặc có vật cản vướng ở thanh quản, dẫn đến ngừng thở ngay lập tức, đồng thời hôn mê và tử vong nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
|
Copyright © 2023 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN