Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN LIỆT TUỶ SỐNG

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN LIỆT TUỶ SỐNG

Case lâm sàng:

Bệnh nhân nhân nam 26 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, khoảng 01 tuần trước xuất hiện cơn đau vùng cột sống cổ, dùng thuốc giảm đau hết triệu chứng. Khoảng 20 giờ tối ngày 29/12/2022 xuất hiện lại cơn đau vùng cột sống cổ với mức độ nặng hơn, kèm tê ngón tay 4,5 bàn tay phải. Bệnh nhân đến cấp cứu với tình trạng cột sống đau cổ, liệt tứ chi tăng dần.

Khám:

  • Bệnh nhân tỉnh
  • Tự thở
  • Đau cột sống cổ VAS 7/10
  • Liệt tứ chi: cơ lực tay phải 3/5, tay trái 5/5, hai chân 2/5
  • Rối loạn cảm giác ngang mức C7
  • Tăng phản xạ gân xương
  • Tiểu qua sonde
  • Các chỉ số xét nghiệm trong giới hạn bình thường
  • Cộng hưởng từ: Hình ảnh máu tụ ngoài màng cứng tủy cổ – ngực từ đoạn C4->T2

Hình ảnh MRI

Chẩn đoán: Máu tụ ngoài màng cứng tủy đoạn cổ – ngực tự phát (Frankel B).

Chỉ định: Phẫu thuật cấp cứu giải ép tủy + lấy máu tụ ngoài màng cứng.

Ghi nhận trong phẫu thuật: khối máu tụ dài từ vị ngang mức  C4 đến T2 nằm chủ yếu phía bên phải bao ngoài màng cứng, vị trí nhiều nhất đoạn ngang mức thân đốt sống C7, đẩy phần tủy sống lệch  sang bên trái. Sau khi lấy hết khối máu tụ thì không tìm thấy vị trí chảy máu hay bất thường về các động, tĩnh mạch.

Sau phẫu thuật bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực ngoại khoa

  • Ghi nhận sau phẫu thuật 24h:
  • Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
  • Tự thở tốt,
  • Cơ lực hai chân: 4/5, tay phải: 4/5 tay trái: 5/5,
  • Dẫn lưu 40ml dịch và tiểu qua sonde,
  • Không rối loạn cảm giác

Hậu phẫu ngày thứ 6, bệnh nhân tỉnh, tự thở, vết mổ khô, tự đi lại, đại tiểu tiện tự chủ

Bàn luận:

  1. Về dịch tễ

Máu tụ ngoài màng cứng tủy sống tự phát (SSEH) là một bệnh lý cấp cứu hiếm gặp được mô tả lần đầu tiên vào năm 1869[1] với tần suất xuất hiện khoảng 1/1.000.000[2]. Đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân nhưng có nhiều quan điểm SSEH liên quan đến tổn thương đám rối tĩnh mạch, sử dụng thuốc chống đông máu[3, 4]. Tại BVHNĐK Nghệ An gặp 02 trường hợp và đều được chẩn đoán và phẫu thuật sớm, kết quả phục hồi tốt sau điều trị.

  1. Lâm sàng:

 Bệnh khởi phát với cơn đau dữ dội và tình trạng liệt tiến triển do chèn ép của khối máu tụ tương ứng với vị trí chi phối thần kinh của của tủy sống. Một số trường hợp tổn thương vùng tủy cổ có triệu chứng liệt nửa người dễ chẩn đoán nhầm với đột quỵ não[5-7]. Chẩn đoán xác định SSEH dựa vào hình ảnh cột hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính[3, 8].  Tầng tổn thương SSEH có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của ống sống[4]. Tổn thương có thể là đơn tầng hoặc đa tầng[4].

  1. Điều trị:

Với các trường hợp được chẩn đoán SSEH có Frankel E cân nhắc điều trị nội khoa và theo dõi tiến triển dấu hiệu thần kinh[8, 9]. Phẫu thuật cấp cứu giải ép tủy và lấy máu tụ ngoài màng cứng chỉ định cho các trường hợp có khiếm khuyết thần kinh[3-5, 7-9].

  1. Tiên lượng:

Phẫu thuật cấp cứu tiên lượng tốt đối với các bệnh nhân có Frankel A[8]. Thời gian tối ưu từ lúc có khiếm khuyết thần kinh đến lúc phẫu thuật giải ép là trước 12 giờ[4, 8]. Số tầng tổn thương cũng ảnh hưởng đến kết quả, với tổn thương từ 2-4 tầng cột sống thì tiên lượng là tốt nhất[3]. Vị trí tổn thương tại đoạn cột sống ngực cho tiên lượng phục hồi kém hơn so với vị trí khác[3]. Hiện tại SSEH chưa có nguyên nhân rõ ràng nên chưa có phương pháp dự phòng đặc hiệu.

Tư liệu tham khảo

  1. Jackson, R.J.T.L., Case of spinal apoplexy. 1869. 94(2392): p. 5-6.
  2. Holtås, S., M. Heiling, and M. Lönntoft, Spontaneous spinal epidural hematoma: findings at MR imaging and clinical correlation. Radiology, 1996. 199(2): p. 409-13.
  3. Bakker, N.A., et al., Prognosis after spinal cord and cauda compression in spontaneous spinal epidural hematomas. Neurology, 2015. 84(18): p. 1894-903.
  4. Vastani, A., et al., Prognostic factors and surgical outcomes of spontaneous spinal epidural haematoma: a systematic review and meta-analysis. Neurosurg Rev, 2022. 46(1): p. 21.
  5. Kreppel, D., G. Antoniadis, and W. Seeling, Spinal hematoma: a literature survey with meta-analysis of 613 patients. Neurosurg Rev, 2003. 26(1): p. 1-49.
  6. Akimoto, T., et al., Spontaneous spinal epidural hematoma as a potentially important stroke mimic. J Cent Nerv Syst Dis, 2014. 6: p. 15-20.
  7. Watanabe, M., et al., Analysis of a Spontaneous Spinal Epidural Hematoma Mimicking Cerebral Infarction:A Case Report and Review of the Literatures. No Shinkei Geka, 2020. 48(8): p. 683-690.
  8. Peng, D., et al., Prognostic Factors and Treatments Efficacy in Spontaneous Spinal Epidural Hematoma. A Multicenter Retrospective Study, 2022. 99(8): p. e843-e850.
  9. Kim, T., et al., Clinical Outcomes of Spontaneous Spinal Epidural Hematoma : A Comparative Study between Conservative and Surgical Treatment. J Korean Neurosurg Soc, 2012. 52(6): p. 523-7.