Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Điều trị thành công cho bệnh nhân bị nang sán dây lợn cư trú ở não

Điều trị thành công cho bệnh nhân bị nang sán dây lợn cư trú ở não

Điều trị thành công trường hợp nang sán dây lợn cư trú ở não bằng phương pháp điều trị kết hợp giữa phẫu thuật và sử dụng thuốc Praziquantel

 Vào tháng 4/2023, khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân S.V.Th, 55 tuổi, trú tại Châu Lộc, Quỳ Hợp, vào viện với tình trạng thất ngôn và không vận động được nửa người bên phải

Bệnh nhân có tiền sử động kinh cách đây 5 năm đang kiểm soát bằng thuốc (Depakin 500mg x 2 viên/ ngày), có thói quen ăn tiết canh lợn.

Cách ngày vào viện 2 tháng, bệnh nhân thường nhức đầu nhẹ sau đó bệnh nhân thấy méo miệng về bên phải, tay và chân phải yếu dần, không cử động được, kèm theo các cơn động kinh xuất hiện dày hơn, không kiểm soát được bằng thuốc. Bệnh nhân đến khám tại Bệnh Viện đa khoa Tây Bắc khám và triều trị nhưng bệnh ngày càng nặng, bệnh nhân được chuyển Bệnh Viện HNĐK Nghệ An cấp cứu và nhập khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống điều trị.

Sau thăm khám, bệnh nhân đã làm các xét nghiệm cần thiết cho kết quả, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng (+), xét nghiệm ELISA chẩn đoán ấu trùng sán lợn Cysticercosis(+), chụp cắt lớp vi tính não cho thấy có nhiều ổ ổ giảm tỷ trọng kèm phù não lớn vùng bán cầu trái

         

Phim chụp cắt lớp vi tính sọ não trước khi phẫu thuật Dựa vào những kinh nghiệm về chuyên ngành và những dữ liệu có được của y học về các triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ, cận lâm sàng, công thức máu, kết quả chụp CT Scan. Bệnh nhân được chẩn đoán   Hội chứng tăng áp lực nội sọ do ấu trùng sán dây lợn trên hệ thần kinh.

Bệnh sán lợn (Taenia solium) dân gian còn gọi là bệnh sán dây, nhưng từ lâu bệnh ít được quan tâm bởi vì nhiều nguyên nhân: Bệnh thường diễn biến âm thầm, không gây triệu chứng cấp tính như các bệnh nhiễm trùng khác. Phương tiện chẩn đoán và phương pháp điều trị còn nhiều hạn chế và ít được quan tâm, cho nên các thầy thuốc thường bỏ qua bệnh lý do kí sinh trùng gây ra, đặc biệt khi có các biến chứng nguy hiểm thì Bệnh nhân mới tìm đến sự chăm sóc của y tế, do vậy can thiệp điều trị vào giai đoạn này thường là quá muộn.

  Phẫu thuật nội soi lấy khối nang ấu trùng sán dây lợn

Phẫu thuật nội soi lấy khối nang ấu trùng sán dây lợn

 Với trường hợp bệnh nhân trên các bác sĩ đã chọn phương pháp phẫu thuật nội soi lấy bỏ nang sán để giảm áp lực nội sọ nhằm cứu sống bệnh nhân, sau đó Bệnh nhân được điều trị  nội khoa bằng thuốc diệt nang sán là Praziquantel kết hợp với thuốc solumedrol, thuốc chống động kinh và kháng sinh.

 Ngay sau khi phẫu thuật bệnh nhân có tiến triển rất tốt, bệnh nhân tỉnh, nói được, tay chân bên phải hoạt động linh hoạt, đi lại bình thường, hết méo miệng.

Bệnh nhân hồi phục tốt sau điêu trị

Bảy ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân được Bác sỹ cho ra viện. Bệnh nhân đã có thể tự chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt bình thường.

     

Bệnh nhân tiếp tục điều trị ngoại trú, uống thuốc diệt nang sán theo đơn:  Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 10 ngày (2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày)

Bệnh nhân tái khám sau một tháng sau mổ trong tình trạng: Bệnh nhân không liệt, không đau đầu, không xuất hiện các cơn động kinh, chụp cắt lớp vi tính não cho thấy khối tổn thương lớn bên trái đã lấy hết, chỉ còn 1,2 khối nhỏ, bên trong đã hoại tử trắng, không có chân, không phù nề xung quanh; xét nghiệm phân ký sinh trùng (-); test ELISA về ký sinh trùng (-).

Bệnh nhân mắc bệnh sán dây lợn chủ yếu do:

– Ăn phở lợn (bò) tái.

– Ăn thịt lợn hun khói, ăn thịt lợn thui chưa được chín

– Thói quen ăn tiết canh lợn

– Hoặc gặp ở những bệnh nhân sống trong cộng đồng mà ở đó thường có tập quán nuôi lợn thả rong hay gặp ở các vùng miền núi Nghệ An, các vùng dân tộc thiểu số sinh sống,…

Để phòng ngừa bệnh do sán dây lợn, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

* vệ sinh môi trường, quản lý phân thật tốt (ở nông thôn, miền núi cần có hố xí hợp vệ sinh).

* cần có nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.

* Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong phòng bệnh sán lợn.

* Cần ăn chín uống chín (nước phải được đun sôi, để nguội, uống). Tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo…), đặc biệt tránh xa thịt lợn gạo và không ăn rau sống.