Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Dự phòng và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp

Dự phòng và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp

Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, chất bài tiết..( trừ mồ hôi) có chứa tác nhân gây bệnh trong khi nhân viên y tế đang thực hiện nhiệm vụ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh.

 Phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể là tai nạn thường xảy ra trong quá trình làm việc đối với nhân viên y tế. Các dạng phơi nhiễm bao gồm: Tổn thương do vật sắc nhọn (kim tiêm, dao mổ, mảnh thủy tinh…), máu dịch của cơ thể văng bắn vào da, niêm mạc bị tổn thương. Trong đó, tổn thương do vật sắc nhọn đối với nhân viên y tế (NVYT) là một trong những chấn thương  xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất dẫn đến nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp cho NVYT.

Theo Tổ chức y tế thế giới, có hơn 20 bệnh có thể lây truyền qua đường máu cho nhân viên y tế, trong đó ba bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất là viêm gan virus HBV, HCV và HIV/AIDS. Việc xử trí ban đầu khi phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh qua đường máu đối với NVYT. Ngược lại, nếu NVYT xử trí ban đầu không đúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hành phòng ngừa và xử trí tổn thương phơi do phơi nhiễm với máu, dịch, dịch tiết cơ thể như Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn, Tiêm an toàn… Để cụ thể hóa những hướng dẫn của Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cũng đã xây dựng và ban hành quy trình xử lý phơi nhiễm tại bệnh viện, cụ thể như sau:

1. Xử lý vết thương tại chỗ

Tổn thương hoặc phơi nhiễm

 

Hình ảnh minh họa

Xử lý

Tổn thương do kim tiêm hoặc do vật sắc nhọn                                                                                                         1.Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
2. Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương
3. Băng vết thương lại
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da bị tổn thương 1. Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
2. Băng vết thương lại
3. Không sử dụng thuốc khử khuẩn trên da
4. Không cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương
Bắn máu hoặc dịch cơ thể lên mắt 1.Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 5 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt.
2.Không dụi mắt
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên miệng hoặc mũi 1. Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần
2. Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn
3. Không sử dụng thuốc khử khuẩn
4. Không đánh răng
Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da nguyên vẹn 1. Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
2. Không chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch

2. Báo với lãnh đạo khoa làm biên bản tai nạn

Báo cáo người phụ trách, lập biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp  theo mẫu quy định: nói rõ ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.

3. Báo cáo y tế cơ quan

– Cán bộ khoa phòng gửi thông báo tai nạn cho cán bộ y tế cơ quan.

– Cán bộ y tế cơ quan vào sổ theo dõi, hướng dẫn khám bệnh, tư vấn (nếu cần).

4. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm, tư vấn cho người bị phơi nhiễm

Bác sỹ khoa Virus KST khám đánh giá nguy cơ, tư vấn cho người bị phơi nhiễm

5. Điều trị dự phòng (điều trị, tư vấn, theo dõi)

Bác sỹ khoa Virus KST cho thuốc điều trị theo phác đồ. Cán bộ y tế cơ quan phối hợp bác sỹ điều trị theo dõi kết quả điều trị.

6. Xét nghiệm theo dõi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng

 Bác sỹ điều trị cho xét nghiệm của người bị phơi nhiễm, nguồn phơi nhiễm. Nếu nghi ngờ HIV gửi mẫu xét nghiệm lên Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Nghệ An để xét nghiệm và gửi phiếu hẹn cho người bị phơi nhiễm

7. Hoàn chỉnh hồ sơ NVYT phơi nhiễm

Cán bộ y tế cơ quan phối hợp bác sỹ điều trị hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo với lãnh đạo bệnh viện và phòng Tổ chức hành chính giải quyết chế độ nếu mắc bệnh do tai nạn nghề nghiệp.