Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Chất lượng bệnh viện > An toàn người bệnh > Giải pháp cải tiến chất lượng về chống nhầm lẫn người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Giải pháp cải tiến chất lượng về chống nhầm lẫn người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Căn cứ Quyết định số 6858/QĐ – BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.       

Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT – BYT ngày 12/07/2013 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện”.

Trên cơ sở đánh giá phân tích các yếu tố, hành vi, kỹ thuật thực hiện trên người bệnh có nguy cơ nhầm lẫn, nguy cơ cung cấp nhầm dịch vụ y tế. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An xây dựng, triển khai các giải pháp cải tiến chất lượng trọng tâm về chống nhầm lẫn người bệnh như sau:

Nội dung thực hiện

Giải pháp cải tiến chất lượng

1. Xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế. • Dùng mẫu thẻ gắn trên bệnh nhân để nhận dạng người bệnh.

– Thông tin trên thẻ bao gồm: Họ và tên, tuổi (ngày tuổi/ tháng tuổi hay tuổi theo năm), giới tính, địa chỉ, số vào viện.

– Không sử dụng số phòng, số giường để nhận dạng người bệnh.

 • Không sắp xếp bệnh nhân trùng họ tên nằm điều trị cùng một buồng bệnh.

 • Khi đối chiếu với người bệnh, nhân viên y tế phải yêu cầu người bệnh tự nói tên tuổi, địa chỉ của mình (trường hợp người bệnh già yếu, nhỏ tuổi, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần, hôn mê hoặc câm điếc…thì yêu cầu người nhà người bệnh nói rõ) và đối chiếu với hồ sơ bệnh án.

• Trường hợp bệnh nhân bị hôn mê được công an hoặc dịch vụ cấp cứu đưa đến bệnh viện mà không có bất cứ thông tin gì về thân nhân; nhân viên y tế phải khai thác thông tin bệnh nhân từ công an hoặc dịch vụ cấp cứu đồng thời cung cấp cho người bệnh mã số bệnh nhân.

• Khi cho người bệnh thực hiện các chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng, phẫu thuật, thủ thuật, y lệnh sử dụng thuốc…Nhân viên y tế phải ghi rõ họ tên, tuổi, giới, khoa, mã số người bệnh, chẩn đoán trên các phiếu chỉ định và đối chiếu với người bệnh trước khi thực hiện.

• Các dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm (như ống nghiệm) phải ghi rõ họ tên, tuổi, mã số người bệnh và sau khi lấy bệnh phẩm phải đối chiếu thông tin trên dụng cụ đựng bệnh phẩm và người bệnh trước khi cho bệnh phẩm vào dụng cụ đựng.

2. Cải thiện thông tin giữa các nhân viên y tế.

 

• Thực hiện y lệnh miệng phải đúng qui định.

• Người nhận y lệnh miệng phải viết ra và đọc lại cho Bác sĩ ra y lệnh nghe.

3. Chuẩn hóa các từ viết tắt, rút gọn.

 

 

• Danh mục từ viết tắt, rút gọn phải xây dựng thống nhất và nhân viên y tế đều phải biết.

• Tăng cường giám sát sự tuân thủ của nhân viên y tế  với danh mục từ viết tắt.

4. Trả và nhận kết quả cận lâm sàng theo giờ qui định đối với từng loại cận lâm sàng. • Qui định thời gian trả kết quả xét nghiệm, x quang, siêu âm…

• Qui định người tiếp nhận, quản lý và báo cáo kịp thời kết quả cận lâm sàng cho người có trách nhiệm tại khoa phòng.

5. Bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc • Công khai danh mục các loại thuốc “trông giống nhau”, “nghe giống nhau” và có biện pháp phòng ngừa sai sót do nhầm thuốc.

• Nhân viên y tế được thông tin đầy đủ về các loại thuốc “trông giống nhau” hoặc “nghe giống nhau” (LASA)

• Ghi rõ tên thuốc, nồng độ thuốc trên Syranh sau khi pha thuốc để tránh nhầm lẫn.

• Kiểm tra thuốc theo 5 đúng trước khi dùng thuốc cho người bệnh.

6. Phòng ngừa nhầm lẫn trong phẫu thuật, thủ thuật • Thực hiện nghiêm túc quy trình nhận dạng người bệnh trước khi gây mê, phẫu thuật.

• Thực hiện bàn giao nhận người bệnh trước phẫu thuật, thủ thuật đúng qui định.

• Bảo đảm hồ sơ bệnh án và tài liệu liên quan đến người bệnh phải sẵn sàng trước khi phẫu thuật.

• Kíp mổ phải tuân thủ đầy đủ các bảng kiểm an toàn phẫu thuật trước trong và sau mổ.

• Triển khai các quy trình, bảng kiểm cho nhân viên y tế đều được biết và nghiêm túc thực hiện.

• Đánh dấu vị trí phẫu thuật.

7. Giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện • Nhân viên y tế phải tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh tay của Bộ Y tế.

– Đảm bảo đầy đủ các phương tiện cần thiết để vệ sinh tay.

– Dán các tờ rơi tại bồn rửa tay để nhắc nhở nhân viên y tế vệ sinh tay.

– Giám sát việc tuân thủ vệ sinh tay và xem chương trình vệ sinh tay là vấn đề ư tiên tại các khoa phòng.

• Tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa cách ly tại khoa phòng.

– Thực hành về phòng ngừa chuẩn.

– Thực hành về phòng ngừa theo đường tiếp xúc, giọt bắn, đường không khí…

• Tuân thủ các qui định về vô khuẩn khi làm các phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn.

– Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn.

– Đảm bảo vô khuẩn khi thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn.

– Thực hiện đúng các quy trình làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế.

• Tuân thủ các giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện:

– Giám sát người bệnh nhiễm khuẩn.

– Giám sát trang thiết bị nhiễm khuẩn.

– Giám sát vi khuẩn kháng thuốc.

– Giám sát sử dụng kháng sinh hợp lý.

8. Phòng ngừa nguy cơ người bệnh té ngã.                    • Đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến té ngã và có hành động can thiệp hiệu quả khi nguy cơ được nhận diện:

– Lắp đặt chuông báo động tại giường, nhà vệ sinh, lối ra vào, cầu thang…

– Hạn chế mở cửa sổ.

– Tư vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về phòng ngừa nguy cơ té ngã.

– Sử dụng giường bệnh có thanh chắn, thấp.

– Đặt biển báo những nơi dễ trơn trượt.

– Bệnh nhân chuyển khoa, chuyển phòng phải có nhân viên y tế đi theo.

Phòng Quản lý chất lượng