Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Hen phế quản: Bạn cần biết

Hen phế quản: Bạn cần biết

Hen phế quản (hay còn được người dân gọi là suyễn) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, khoảng 6% dân số nước ta mắc hen phế quản. Bệnh đặc trưng bởi những cơn khó thở nghe có tiếng cò cử, thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than…   asthma Hen phế quản là gì ?

  • Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt cơ trơn phế quản có hồi phục, tăng tiết nhầy và phì đại các tuyến chế nhầy làm đường thở hẹp lại gây ra cơn hen phế quản với biểu hiện khó thở. Cơn khó thở thường xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố gây ra cơn hen (những yếu tố này được gọi là yếu tố gây cơn hoặc yếu tố kích phát). Trong đa số trường hợp hen là bệnh mạn tính, một người bị bệnh hen có nghĩa là họ sẽ mang bệnh suốt đời. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được bệnh, không cho cơn hen xảy ra. Nếu sử dụng đúng các biện pháp này, cuộc sống của bạn sẽ trở lại bình thường và khoẻ mạnh.

Người bị hen thường có biểu hiện như thế nào?

  • Những triệu chứng của hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và hoàn cảnh. Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh.
  • Bạn có thể có biểu hiện khó thở kèm theo ho và thở cò cử, các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện khi gắng sức. soldes coque iphone pas cher Các triệu chứng xuất hiện và mất đi tự nhiên, nhưng thường mất đi nhanh hơn khi dùng thuốc giãn phế quản. Cơn khó thở có thể kéo dài vài giờ hoặc cả ngày. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy như người bình thường.
  • Nhiễm lạnh, cảm cúm, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn, khi đó người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực….
  • Thông thường bạn được biết mình bị bệnh hen suyễn thông qua một lần đi khám bác sỹ, khi đó bác sỹ sẽ hỏi bạn về các biểu hiện của bệnh khiến bạn đi khám, sự liên quan của các triệu chứng bệnh tới thời gian trong ngày, thời tiết, việc làm, nhà cửa và các sinh hoạt của bạn. Những câu hỏi về triệu chứng thường là những câu hỏi sau đây:

+ Khi bạn thở, có khi nào bạn hoặc người xung quanh nghe thấy tiếng cò cử không ? + Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban ngày hoặc ban đêm? + Các triệu chứng của bạn thường xuất hiện hoặc nặng thêm khi bạn tiếp xúc với những yếu tố nào (yếu tố gây cơn)? + Trong tuần hoặc tháng vừa qua bạn xuất hiện bao nhiêu cơn vào ban ngày, bao nhiêu cơn vào ban đêm? + Khi xuất hiện các triệu chứng như vậy bạn thường dùng thuốc hoặc biện pháp gì để làm hết cơn khó thở? Khi nào bạn cần phải nghĩ rằng mình có thể bị bệnh hen suyễn? Bạn cần phải nghĩ rằng mình có thể bị bệnh hen xuyễn khi có một trong triệu chứng sau đây:

  • Cơn khó thở với các đặc điểm:

+ Thường bắt đầu với các biểu hiện: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ… + Cơn khó thở xuất hiện với tiếng khò khè, cò cứ mà người ngoài nghe cũng thấy. + Cơn kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh và dính.

  • Trong thời gian trước đây (tiền sử) có một trong các triệu chứng sau:

+ Ho, tăng về đêm. + Tiếng rít, khò khè tái phát. + Khó thở tái phát. + Nặng ngực nhiều lần. + Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên về đêm, làm người bệnh phải thức giấc.

  • Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi có tiếp xúc với:

+ Khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than. + Lông vật nuôi: mèo, chó, chim… + Bụi nhà: chăn bông, gối, vật nhồi bông, thảm. + Nhiễm trùng hô hấp. + Phấn hoa. + Thay đổi thời tiết. + Các hoá chất bốc hơi, các mùi hắc: nước hoa, thuốc xịt phòng, thuốc diệt muỗi, gián… + Thuốc: aspirine và một số thuốc khác. + Thay đổi cảm xúc mạnh: cười hoặc la lớn. + Gắng sức. coque iphone xr   Làm thế nào để biết trẻ em bị hen?

  • Trẻ thường có ho kéo dài, ho tăng lên về đêm, những đợt ho này có thể xuất hiện đi kèm với tình trạng viêm đường hô hấp (ho, sốt, thở nhanh, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi) hoặc không. Cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ có tiền sử gia đình có bệnh dị ứng.
  • Chú ý cần phân biệt với các bệnh khác như: bệnh bạch hầu, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay ho gà.
  • Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em không phải luôn chính xác do không có những thăm dò đặc hiệu cho trẻ em, do vậy việc chẩn đoán thường chỉ dựa vào diễn biến triệu chứng và đáp ứng với điều trị như thử dùng thuốc salbutamol (viên màu hồng), theophyllin (viên chữ T), ephedrin (viên chữ E), hoặc các thuốc xịt …. thấy trẻ có bớt ho. Những trường hợp này cần nghĩ ngay tới bệnh hen suyễn.
  • Trường hợp khó chẩn đoán: có thể phải xem lại toàn bộ các thuốc điều trị của bệnh nhân từ những lần trước, đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân thuyên giảm khi dùng các đơn thuốc có thuốc giãn phế quản, corticoid => khi đó hướng tới chẩn đoán hen phế quản
  • Khi trẻ em bị hen, bệnh hen sẽ tiếp tục tồn tại theo suốt cuộc đời đứa trẻ. Ngay cả khi bệnh hen suyễn được kiểm soát hoàn toàn ổn định cũng không có nghĩa là đã điều trị khỏi bệnh hen mà chỉ là bệnh hen được kiểm soát ổn định mà thôi. Nếu tiếp tục tiếp xúc yếu tố nguy cơ gây hen, như hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc, khói, bụi, nuôi chó, mèo…. thì bệnh hen lại có nguy cơ xuất hiện trở lại.

Serious doctor checks babys heartbeat and lungs

Hen có thể gặp ở trẻ nhỏ, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

Con tôi hiện bị hen phế quản, khi lớn lên có bị hen nữa không ?

  • Trẻ bị hen phế quản, ngay cả khi được chữa hoàn toàn ổn định, bạn cũng không nên nghĩ là bệnh hen đã được chữa khỏi hoàn toàn, vì như vậy bạn sẽ tiếp tục hối thúc trẻ tránh các yếu tố nguy cơ gây hen phế quản, và làm giảm khả năng bị tái phát hen về sau.
  • Trẻ em mắc hen phế quản nhiều hơn người lớn. Cũng có người xuất hiện hen phế quản ở tuổi trưởng thành và cũng có một số trẻ em mắc hen phế quản nhưng không xuất hiện bệnh ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, không thể khẳng định những đứa trẻ này khỏi hen phế quản, do không có những chứng cứ thuyết phục cho việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em. Bên cạnh đó, ngay ở những người không có triệu chứng hen phế quản khi lớn nhưng vẫn có xu hướng tái phát bệnh hen phế quản và bệnh có thể xuất hiện ở những năm về sau đó. Nhìn chung, những đứa trẻ càng mắc hen phế quản nặng càng có nguy cơ tồn tại triệu chứng ở tuổi trưởng thành.

Những yếu tố khởi phát cơn hen phế quản thường gặp ? Những bệnh nhân hen phế quản khi tiếp xúc thường xuyên với một số yếu tố sẽ làm gia tăng tần xuất cơn hen phế quản, làm bệnh hen khó được kiểm soát hơn. Những yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản thường gặp bao gồm :

  • Nhiễm trùng hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi… làm tăng khả năng xuất hiện đợt bùng phát của hen phế quản
  • Dị nguyên: bọ nhà, lông súc vật (lông chó, lông mèo…), nấm, phấn hoa
  • Tập luyện hoặc làm việc gắng sức
  • Ô nhiễm môi trường sống trong nhà cũng như ngoài nhà
  • Không khí lạnh
  • Bụi nghề nghiệp
  • Tăng thông khí
  • Căng thẳng, cáu gắt, trầm cảm, lo âu …

Người bị hen phế quản cần tránh những yếu tố gì ?

  • Khoảng 6% dân số Việt Nam mắc hen phế quản, bệnh không chữa khỏi hoàn toàn được, tuy nhiên, nếu bệnh nhân hen phế quản dùng thuốc điều trị đầy đủ, tránh được các yếu tố kích phát gây cơn hen thì họ có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh như người bình thường.
  • Khi biết mình bị hen phế quản, bạn cần hết sức thận trọng, vì cơn hen (cơn khó thở hoặc ho cơn kéo dài) của bẹn có thể xuất hiện bất cứ khi nào, đặc biệt khi bạn tiếp xúc với các dị nguyên gây ra các cơn hen.
  • Các dị nguyên thường gây các cơn hen phế quản được nhắc đến nhiều bao gồm:

+ Phấn hoa. + Lông hoặc chất thải tiết của vật nuôi trong nhà: chó, mèo. + Khói thuốc lá, khói thuốc lào. + Khói bếp than. coque iphone + Bụi nhà, gián. + Thuốc xịt, thuốc hoa có mùi hắc. + Nấm mốc. + Thức ăn lạ: hải sản, thịt thú rừng… + Thuốc: aspirin.

  • Do vậy khi biết mình bị hen phế quản, bạn cần tránh tiếp xúc với phấn hoa, không nên dùng hoa có mùi hắc trong trang trí. Tránh khói thuốc lá, khói thuốc lào, tránh khói bếp than. Luôn giữ cho không khí trong nhà luôn sạch sẽ. Nếu xịt thuốc diệt côn trùng, tốt nhất nên do người khác làm, và làm trong khi bạn đi ra ngoài. Luôn giữ cho nhà cửa khô, tháng, như vậy sẽ loại bỏ được nấm mốc. Không nuôi chó, mèo hoặc gia xúc trong nhà. Tránh ăn những thức ăn lạ như hải sản, thịt thú rừng hoặc những thức ăn mà bạn đã từng bị dị ứng hoặc lên cơn khó thở.

Mức độ nặng của hen phế quản

  • Bạn cần luôn biết bệnh của mình nặng ở mức độ nào. Việc đánh giá mức độ nặng của bệnh dựa chủ yếu vào việc xuất hiện các triệu chứng hen về ban ngày và ban đêm.
  • Nếu có điều kiện, bệnh nhân hen phế quản có thể tự đo được lưu lượng đỉnh hoặc được đo chức năng thông khí phổi (FEV1). Đánh giá mức độ nặng của bệnh rất quan trọng trong công tác theo dõi và điều trị hen phế quản.
  • Hen Bậc 4

+ Triệu chứng ban ngày dai dẳng thường xuyên + Hạn chế hoạt động thể lực + Thường có cơn hen về đêm + Lưu lượng đỉnh > hoặc = 60%; mức độ dao động > 30%

  • Hen Bậc 3

+ Triệu chứng ban ngày thường có hàng ngày + Cơn hen gây hạn chế hoạt động bình thường + Triệu chứng hen về đêm > 1 lần/ tuần + Lưu lượng đỉnh > 60% và < 80%. Dao động của lưu lượng đỉnh > 30%

  • Hen Bậc 2

+ Cơn hen ban ngày: > hoặc = 1lần/ tuần nhưng 2 lần / tháng + Lưu lượng đỉnh > hoặc = 80%; và dao động 20 – 30%.

  • Hen Bậc 1

+ Cơn hen ban ngày < 1lần/ tuần. + Giữa các cơn không có triệu chứng + Cơn hen về đêm < 2 lần/ tháng – Lưu lượng đỉnh > hoặc = 80%; Dao động < 20%

  • Bạn có bất kỳ triệu chứng hen thuộc bậc hen nào nặng hơn là đủ để xếp mức độ nặng của bạn ở bậc đó. Ví dụ nếu tất cả các triệu chứng hen của bạn đều có mức độ nặng tương ứng hen bậc 3, nhưng đêm nào bạn cũng có cơn khó thở (tương ứng mức độ nặng ở bậc 4) thì bệnh hen của bạn được xếp vào bậc 4.

Người bị hen cần làm gì trước khi đi xa nhà ?

  • Hen phế quản chiếm khoảng 4-6% dân số, những bệnh nhân hen phế quản cũng có nhu cầu được đi du lịch, công tác vậy họ cần chuẩn bị gì trước khi đi du lịch, công tác ?
  • Trước khi quyết định đi du lịch, công tác bệnh nhân hen cần đến khám bác sỹ để xem xét lại toàn bộ các thông tin:
  1. Mức độ nặng của bệnh hen phế quản
  2. Đánh giá tình trạng kiểm soát hen hiện tại
  • Những trường hợp chưa được kiểm soát hen phế quản đều được lập kế hoạch điều trị hen phế quản chi tiết trước khi đi du lịch, công tác. Việc kiểm soát hen nên đạt được ở mức tốt trước khi bắt đầu chuyến đi. Các công việc cần làm bao gồm:

+ Thay đổi điều trị để phù hợp với mức độ nặng của bệnh hen hiện tại + Bệnh nhân cần mang theo đầy đủ thuốc điều trị hen (thuốc điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn hen phế quản), và buồng đệm trong suốt chuyến đi + Tiêm vaccine phòng cúm và phòng phế cầu trước khi đi du lịch, công tác ít nhất 1 tháng: việc này giúp tránh tình trạng nhiễm trùng hô hấp có thể gặp phải trong suốt chuyến đi + Tư vấn cho các thành viên cùng tham gia chuyến đi để hỗ trợ cùng bệnh nhân tránh các yếu tố nguy cơ gây bùng phát hen như: không hút thuốc, tránh bụi, không mang theo chó, mèo khi đi du lịch… + Những yếu tố liên quan đến chuyến đi như: chọn phòng nghỉ không khói thuốc, khu vực nghỉ ít bụi… + Thông báo cho hãng hàng không về việc có bệnh nhân hen phế quản đi trên máy bay để nhân viên trên chuyến bay có kế hoạch xử trí khi gặp tình huống xấu xảy ra. Hen nghề nghiệp là gì ?

  • Hen nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân tại nơi làm việc, hậu quả là một số trường hợp có thể tiến triển thành bệnh hen phế quản. Sau khi tiếp xúc với các tác nhân sẽ gây ra những đợt bùng phát của hen phế quản.
  • Khoảng 5% hen ở người trưởng thành có liên quan (ít nhất là liên quan một phần) với yếu tố nghề nghiệp. Những cơ địa dị ứng dường như dễ tiến triển thành hen nghề nghiệp hơn. Những loại dị nguyên có phân tử lượng lớn hơn, (các sản phẩm từ súc vật) thì có nguy cơ cao hơn những dị nguyên có trọng lượng phân tử nhỏ hơn (isocyanate). Nếu chẩn đoán muộn hoặc khi bệnh đã nặng thì những triệu chứng hen phế quản thường tồn tại dai dẳng thậm chí vẫn còn tồn tại sau khi đã loại bỏ tác nhân môi trường. Những yếu tố nghề nghiệp có thể gây ra tình trạng viêm đường thở, tăng phản ứng của phế quản và gây ra các triệu chứng của bệnh hen phế quản.

Hen phế quản và nhiễm trùng hô hấp

  • Bên cạnh các yếu tố nguy cơ khác như: nuôi chó, mèo, hút thuốc, hít phải khói, bụi công nghiệp, các mùi hắc…. nhiễm trùng hô hấp là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bùng phát cơn hen
  • Khi bạn bị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi xoang, hay nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản cấp, viêm phổi do vi rút như cúm, hoặc do vi khuẩn làm cho phế quản – phổi của bạn nhạy cảm hơn và do vậy dễ xuất hiện cơn hen phế quản hơn.
  • Nhiễm vi rút đường hô hấp trên cấp tính là yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp. Phần lớn các vi rút gây bệnh ở đường hô hấp trên gây ra các triệu chứng cảm sốt và viêm mũi cấp tính. Khi mũi bị viêm sẽ giải phóng ra các hoá chất trung gian từ những tế bào niêm mạc mũi. Những hoá chất trung gian này sẽ làm viêm mũi nặng lên và cũng có khả năng gây co thắt phế quản ở những người bị hen phế quản. Hen phế quản rất thường gặp ở những người khi nhỏ bị viêm thanh quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Có mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp dưới giai đoạn sớm (trẻ dưới 2 tuổi và phải điều trị) với sự xuất hiện hen phế quản sau đó. Nhiễm Chlamydia pneumoniae có liên quan tới sự khởi phát cơn hen.

Dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh hen của bạn chưa được kiểm soát ?

  • Bạn cần phải thường xuyên theo dõi các triệu chứng của mình.
  • Bệnh hen của bạn chưa được kiểm soát tốt nếu trong vòng 4 tuần qua bạn có một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

+ Ho. + Khò khè. + Khó thở. + Nặng ngực. + Thức giấc vì ho hay khó thở. + Nghỉ học hoặc nghỉ làm.

  • Khi có những dấu hiệu này, bạn cần tham khảo ngay ý kiến của bác sỹ

Các thuốc điều trị hen hiện nay

  • Bạn có thể được bác sĩ kê toa một số thuốc điều trị hen, cả thuốc kiểm soát dài hạn lẫn thuốc cắt cơn nhanh. Hãy học thuộc các tên thuốc, cả tác động của mỗi thuốc và khi nào thì dùng thuốc nào.
  • Chỉ dùng những thuốc được bác sĩ kê đơn và dùng đúng theo chỉ dẫn trong kế hoạch điều trị của bạn.
  1. Thuốc cắt cơn nhanh:

+ Các thuốc này có tác dụng nhanh làm mở rộng đuờng thở. + Làm bạn dễ thở ngay + Các nhóm thuốc thường dùng trên lâm sàng bao gồm: – Giãn phế quản tác dụng ngắn loại kích thích beta 2 giao cảm: + Làm giãn các cơ thắt chặt quanh đường thở. + Cắt cơn khi cơn đã bắt đầu. + Ngừa cơn gây ra do tập thể dục. – Thuốc kháng cholinergic (không dùng một mình để cắt cơn) + Làm giãn các cơ thắt chặt quanh đơờng thở. + Tác dụng chậm hơn các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. + Có thể dùng kèm thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để cắt cơn.

  1. Thuốc kiểm soát dài hạn:

+ Các thuốc này giúp kiểm soát bệnh và làm giảm nguy cơ lên cơn. + Các thuốc này chỉ có kết quả khi dùng đều. + Thuốc có 2 loại: – Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài + Làm giãn các cơ thắt chặt quanh đươờng thở. Có thời gian tác dụng kéo dài, nhưng tác dụng đến chậm hơn thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. + Giúp tránh các cơn xuất hiện về ban đêm hoặc cơn gây ra do tập thể dục. coque iphone 7 + Có thể phòng cơn nhưng không cắt được cơn khi cơn đã bắt đầu. – Thuốc kháng viêm (corticoid): Ngăn ngừa hay làm giảm viêm đường thở. Bảo vệ đường thở chống lại các yếu tố gây cơn hen.

  1. Các thuốc dùng phổ biến hiện nay:
  • Thường bao gồm kết hợp

+ (1) Thuốc cắt cơn với thuốc dự phòng cơn hen. Trong đó, thuốc cắt cơn hen thường dùng là hộp xịt salbutamol (Ventolin; Asthalin) hoặc terbutaline. Thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn, mà không có tác dụng dự phòng cơn hen + (2) Thuốc dự phòng cơn hen: Hiện thường dùng là dạng kết hợp giữa một thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với một thuốc giãn phế quản dạng hít. Hai chế phẩm hiện có mặt trên thị trường hiện nay bao gồm: Symbicort và Seretide

  • Có thể điều trị khỏi được hen phế quản không ?
  • Bệnh hen có thể được chữa khỏi hoàn toàn không ? Đây không chỉ là sự quan tâm của những người bị bệnh hen mà cả của gia đình họ.
  • Cần khẳng định ngay từ đầu: Bệnh hen không chữa khỏi hoàn toàn được. coque iphone Tuy nhiên, không nên vì thế mà các bệnh nhân hen phế quản và gia đình của những bệnh nhân bi quan, vì hiện nay đã có nhiều thuốc chữa hen rất tốt, có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hoàn toàn, không hề có triệu chứng và rất nhiều bệnh nhân hen phế quản không hề bị ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Khi bạn chữa bệnh hen phế quản, có thể nhiều năm không có triệu chứng, khi đó chỉ có thể khẳng định rằng: Bệnh hen của bạn đã ổn định. Tuy nhiên, bạn vẫn còn đó cơ địa dễ mắc bệnh hen, và do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bệnh hen của mình đã khỏi, bạn lại có xu hướng tiếp xúc trở lại với các yếu tố gây kích phát bệnh hen như: nuôi chó, mèo, hút hoặc tiếp xúc khói thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc khói bếp, bụi công nghiệp, … khi đó bạn lại có nguy cơ bùng phát bệnh hen trở lại.

BS CK1 Trần Nhật Thành

Khoa Dị Ứng – Hô Hấp – Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An

Số điện thoại: 0976.617.881.