TS.BS Lê Nhật Huy
Hen là một tình trạng y khoa thường gặp nhất ảnh hưởng đến thai kỳ với tỷ lệ 3-8% phụ nữ có thai và có thể xảy ra ở những người không bị hen trước đó. Khi mang thai, 1/3 trường hợp hen sẽ nặng hơn, 1/3 trường hợp hen nhẹ hơn và 1/3 trường hợp hen sẽ không thay so với trước khi có thai.
Mục tiêu chung của quản lý hen là ngăn ngừa cơn cấp và tối ưu hoá chức năng hô hấp. Bệnh nhân mang thai nên được thăm khám định kỳ đều đặn bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và có thể phải dùng thuốc hàng ngày tuỳ theo tình trạng bệnh của mình. Để đảm bảo tốt cho sức khoẻ cả mẹ và con, phụ nữ mang thai cần được kiểm soát hen tốt nhằm giảm thiểu các biến cố bất lợi có thể xẩy ra.
Các nguy cơ và biện pháp can thiệp tại các giai đoạn có thể xẩy ra:
1. Trước khi có thai: phụ nữ bị hen chuẩn bị mang thai cần được tư vấn kỹ các vấn đề sau:
– Thai kỳ và hen có thể tác động qua lại lẫn nhau và có thể gây ra các hậu quả không tốt cho sức khoẻ cả mẹ và con.
– Kiểm soát tốt bệnh hen trong giai đoạn này là rất quan trọng cho thai kỳ sau này.
– Thuốc dùng để trị hen thường an toàn trong thai kỳ.
2. Chăm sóc lúc mang thai
Kiểm soát hen tốt để đảm bảo oxy được cung cấp đủ cho sự phát triển của bào thai cũng như duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ (cần có sự hợp tác giữa bác sĩ chữa hen và bác sĩ chăm sóc thai)
3. Hen cấp lúc mang thai
– Cơn hen cấp thường gây ra các biến cố không tốt cho cả mẹ và con trong thai kỳ và xảy ra khoảng 20% ở phụ nữ có thai và có đến 6% cần phải nhập viện.
– Hen kiểm soát kém sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân và chết chu sinh ở trẻ và ngược lại khi hen được kiểm soát tốt sẽ giảm được các nguy cơ này.
– Cơn hen cấp trong thai kỳ thường xảy ra trong khoảng tuần 17-36 của thai kỳ và thường do nhiễm virus hay do không sử dụng ICS (corticosteroid dạng hít) đều đặn.
4. Quá trình sinh đẻ
Không thấy sự khác biệt tỉ lệ xuất hiện cơn hen cấp giữa sinh thường và sinh mổ
5. Chăm sóc sau sinh
– Sản phụ sau sinh nên được tiếp tục đánh giá hen định kỳ.
– Khuyến khích cho con bú bằng sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ hen ở đứa trẻ.
Kết luận:
Hen và thai kỳ có thể tác động qua lại lẫn nhau nên có thể gây ra những tình huống xấu cho cả mẹ lẫn con do vậy cần thăm khám kỹ lưỡng và định kỳ trong giai đoạn này. Các bà mẹ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần tư vấn về hen phế quản có thể liên hệ địa chỉ: Khoa Dị ứng – Hô hấp – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phối hợp tổ chức lễ khai mạc Giải Thể thao chào mừng đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai thành công “Kỹ thuật phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới bằng kỹ thuật vi phẫu”
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN