Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Hiểu thêm về táo bón

Hiểu thêm về táo bón

Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, phải rặn mạnh phân mới thoát ra, thời gian đi đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần (quá 3 ngày)

Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên hay gặp ở nhóm các đối tượng sau:

  • Nghề nghiệp văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cùng với việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia… đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
  • Người già: Người cao tuổi có nhu động đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: do tử cung và thai chèn ép, hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống nhiều đạm rất dễ gây ra táo bón.
  • Trẻ em.

1. Nguyên nhân gây ra táo bón

  • Táo bón có thể là tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc kháng phó giao cảm, thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa codein và morphin, thuốc lợi tiểu…
  • Chế độ ăn: ăn kiêng, ăn ít chất xơ, nhiều gia vị cay nóng
  • Lười vận động
  • Thường xuyên nhịn đi đại tiện. Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian người bệnh có thể mất cảm giác muốn đi đại tiện và gây ra táo bón
  • Uống ít nước
  • Táo bón có thể gặp ở một số bệnh lý: ung thư đại trực tràng, suy giáp, tăng canxi máu, hạ kali máu, đột quỵ, chấn thương tủy sống, bệnh parkinson, các bệnh mô liên kết như xơ cứng bì, lupus…

2. Để điều trị giảm triệu chứng táo bón chúng ta cần

  • Thay đổi chế độ ăn uống: tăng cường ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không uống nước ngọt đóng chai, không ăn thực phẩm nhiều đường, không uống rượu bia.
  • Không nhịn đi đại tiện. Luyện tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định.
  • Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bụng và cơ sàn chậu.
  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc nhuận tràng hỗ trợ: đây là các thuốc chứa hoạt chất giúp tăng cường nhu động, khối lượng phân, tần suất đi đại tiện, giúp giảm táo bón tạm thời. Tuy nhiên cần phải dùng đúng theo chỉ định của bác sỹ tránh tình trạng lạm dụng quá mức hoặc gặp các tác dụng không mong muốn.
  • Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi người bệnh không thể đại tiện. Người bệnh chỉ nên thụt hậu môn khi có sự chỉ dẫn của bác sỹ hoặc nhân viên y tế.
  • Phẫu thuật được đặt ra nếu táo bón do các bệnh lý ung thư đại trực tràng cần phẫu thuật để điều trị triệt để.

Táo bón là một tình trạng thường gặp và ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên mọi người cần cảnh giác nếu các triệu chứng táo bón nặng và kéo dài, hoặc táo bón kèm theo một trong các triệu chứng sau: đau bụng hoặc đau vùng hậu môn, nôn, sốt, đại tiện ra máu, mệt mỏi sụt cân, thì cần đến cơ sở y tế khám để tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời.