Tham dự Hội nghị có đại diện Ban quản lý dự án trung ương và các Sở y tế, Đại diện tổ chức GIZ, các bệnh viện được hưởng lợi từ Dự án, bao gồm bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện và khu vực, các trung tâm Y tế thuộc 5 tỉnh: Nghệ An – Thanh Hóa – Thái Bình – Phú Yên – Yên Bái, cùng đại diện các cơ quan, ban ngành cấp Bộ, các cơ quan thông tấn, báo chí. Phát biểu tại Hội nghị, Ông Trần Quý Tường – Cục trưởng cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, Dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực y tế tuyến tỉnh, được khởi động từ năm 2009 đến nay trên cơ sở ký kết hợp tác giữa Bộ Y tế Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và gồm 2 phần: 1) Quy hoạch và quản lý hệ thống y tế và 2) Chất lượng dịch vụ y tế ưu tiên. Trong hợp phần 1, Dự án đã hỗ trợ các khóa đào tạo về lập kế hoạch, hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, quản lý nguồn nhân lực, Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh và y tế từ xa (Telemedicine). Trong khi đó Hợp phần 2 hỗ trợ các bệnh viện về sử dụng thuốc hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý điều dưỡng, Sàng lọc ung thư cổ tử cung, vắc xin viêm gan B, Đào tạo y khoa liên tục. Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục công nghệ Thông tin, Bộ y tế, Giám đốc chương trình đã nêu bật các thành quả tích cực mà Dự án đã mang lại, đó là năng lực chuyên môn và quản lý của các bệnh viện được hưởng thụ từ Dự án đã có những bước tiến bộ rõ rệt, các bệnh viện đã từng bước làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu phục vụ người bệnh, công tác quản lý chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý bệnh viện không ngừng được củng cố. Bằng việc nâng cao năng lực cho Y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện, Dự án đã góp phần ý nghĩa giúp giảm tải cho các bệnh viên tuyến trung ương”.
Bà Anna Frisch, Cố vấn trưởng chương trình Y tế GIZ, nhấn mạnh: Thấu hiểu thực trạng nền y tế Việt Nam, ngay từ đầu khi mới triển khai dự án, Ban quản lý dự án đã hiểu được tầm quan trọng của việc tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm và cấp thiết nhất, với các giải pháp mang tính bền vững để sau khi dự án kết thúc, các tỉnh được hưởng lợi từ Dự án vẫn có thể tiếp tục duy trì những thành quả đã đạt được. Ban quản lý dự án đã luôn sát cánh cùng Bộ y tế và các bệnh viện để xây dựng các chương trình tập huấn, đào tạo và hành động. Qua 8 năm hoạt động, Dự án đã hỗ trợ Bộ y tế xây dựng các văn bản, Thông tư hướng dẫn nhằm chuẩn hóa công tác quản lý, nâng cao chất lượng bệnh viện. Các số liệu báo cáo thống kê thực tế từ các đơn vị tham gia dự án đã cho thấy những tác động tích cực đối với hệ thống y tế Việt Nam. Bà Anna Frisch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì những thành quả đã đạt được sau khi kết thúc dự án, trong đó cần tập trung vào việc chuẩn hóa hệ thống đào tạo y khoa, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bệnh viện, đẩy mạnh y học từ xa (Telemedicine) và Y học dự phòng, tiếp tục thực hiện các chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung, tiêm phòng vắc xin viêm gan B,…
Tại hội nghị, Bộ y tế cũng đã trao tặng Bằng khen, Kỷ niệm chương vì đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc Sức khỏe nhân dân cho Bà Anna Frisch, Ông Christian Strosing – Cố vấn kỹ thuật, và tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế cho các bệnh viện, tập thể, cá nhân.
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN