Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TÀI LIỆU > Hướng dẫn > Hướng dẫn dự phòng và cấp cứu shock phản vệ do dùng thuốc cản quang

Hướng dẫn dự phòng và cấp cứu shock phản vệ do dùng thuốc cản quang

Hướng dẫn dự phòng và cấp cứu shock phản vệ do dùng thuốc cản quang

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Ở nước ta có khoảng 8.5% dân số từng bị dị ứng thuốc, trong số này có 10% bị sốc phản vệ, như vậy sốc phản vệ do thuốc chiếm khoảng 0.85%. Phản vệ có thể xuất hiện sau vài phút thường là trong vòng giờ đầu tiên sau khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc cản quang được xem như là một trong những dị nguyên gây phản vệ thườnggặp nhất trong bệnh viện. Mỗi năm tại toàn thế giới có hơn 70 triệu thăm dò chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang, riêng ở Mỹ có ít nhất 10 triệu người. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh bao gồm: chụp tủy, chụp mạch (chụp mạch não), chụp tĩnh mạch, chụp tiết niệu, chụp đường mật ngược dòng (ERCP), chụp khớp gối, chụp CLVT. Phản vệ xảy ra chủ yếu khi dùng thuốc cản quang dạng tiêm truyền tĩnh mạch.

Chụp hệ niệu quản có sử dụng thuốc cản quang

Phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang thường không liên quan đến liều và tốc độ tiêm thuốc, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ dị thuốc cản quang. Kiểu phản ứng có thể được chia làm nhiều thể khác nhau chủ yếu là quá mẫn tức thì.Triệu chứng của quá mẫn tức thì với thuốc cản quang: Triệu chứng xuất hiện trong vòng một giờ. Bừng mặt, ngứa mày đay cấp, phát ban, phù mạch, co thắt phế quản và thở rít, phù thanh quản và rút lõm lồng ngực, tụt huyết áp và sốc, mất ý thức. Nhận thức được mối nguy cơ của sốc phản vệ và tình trạng shock phản vệ do dùng thuốc cản quang khi chụp CT scanner, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã có những hướng dẫn củ thể để giúp cho bác sĩ, kĩ thuật viên, điều dưỡng viên có thể ngăn ngừa phát hiện sớm, xử trí kịp thời sốc phản vệ do dùng thuốc cản quang gây ra.Nội dung củ thể như sau:

1.Các Khoa khi chỉ định bệnh nhân chụp X quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iod(CT scanner, UIV…)có trách nhiệm:

– Chỉ định chụp CT scanner, UIV …khi thật sự cần thiết cho chẩn đoán và điều trị bệnh.

– Cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân như hen phế quản,chàm, mẩn ngứa, phù quincke…các dị nguyên như thuốc, thức ăn, côn trùng gây ra dị ứng và shock phản vệ.

– Phát hiện các yếu tố nguy cơ cao và cân nhắc dự phòng shock phản vệ khi sử dụng thuốc cản quang đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao như:

· Tiền sử trước đó đã có dị ứng với thuốc cản quang chứa iod.

· Có bệnh lý hen phế quản.

· Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta (atenolol, metoprosol, propranolol…)cần phải ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn trước khi tiến hành tiêm thuốc cản quang.

– Với những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao nhưng cần chụp CT scanner, UIV… thì phải hội chẩn để thống nhất chỉ định và được sự đồng ý của người bệnh, gia đình người bệnh bằng văn bản, có biện pháp tích cực để phòng ngừa shock phản vệ.

– Dự phòng shock phản vệ do thuốc cản quang cho các đối tượng có nguy cơ cao theo đúng phác đồ.

– Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân, yêu cầu khoa bố trí điều dưỡng đưa bệnh nhân đi chụp chiếu và theo dõi sát bệnh nhân sau khi dùng thuốc cản quang ít nhất 30 phút.

2. Khoa X – Quang xử trí shock phản vệ theo phác đồ:

– Tủ thuốc cấp cứu tại các phòng chụp phải có đủ cơ số thuốc theo quy định, chẩn đoán và cấp cứu shock phản vệ khẩn trương, đúng phác đồ

2.1Phác đồ dự phòng shock phản vệ di dùng thuốc cản quang

Greenberger Protocol

Prednisolon 50mg (đường uống), 3 liều, mỗi liều cách nhau 6 giờ, bắt đầu 13 giờ trước dùng thuốc cản quang. Cụ thể:

ü Liều 1: Prednisolon 50 mg(Uống)13 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang.

ü Liều 2: Prednisolon 50 mg(Uống)7 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang.

ü Liều 3: Prednisolon 50 mg(Uống) 1 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang.

Ngoài ra, một số corticoid khác có thể thay thế:

ü 8 mg Dexamethason(Uống) 3 liều, bắt đầu 13 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang.

Hoặc

ü 200 mg Hydrocortison (Tiêm TM) 3 liều, bắt đầu 13 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang (khi bệnh nhân ưu tiên dùng đường TM hơn).

Hoặc

ü 40 mg Methylprednisolon(Tiêm TM) 3 liều, bắt đầu 13 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang (khi bệnh nhân ưu tiên dùng đường TM hơn).

Trường hợp khẩn cấp(khi không đủ 13 giờ để sử dụng Greenberger Protocol)

ü Solu-medrol 60 mg (Tiêm TM), 2 liều, mỗi liều cách nhau 4 giờ, bắt đầu trước 8 giờ tiêm thuốc cản quang.

ü Diphenhydramin 25-50 mg (Tiêm TM), sử dụng 1 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang.

2.2Sơ đồ chẩn đoán và cấp cứu shock phản vệ

Phát hiện nhanh shock phản vệ: Khởi phát đột ngột sau khi tiếp xúc dị nguyên

· Cảm giác bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

· Mày đay, ban đỏ toàn than, da tái lạnh, vã mồ hôi, sung phù môi mắt.

· Nghẹt thở, thở rít; đau quăn bụng, nôn mửa, đái ỉa không tự chủ; mạch nhanh, HA tụt, hôn mê.

Xử trí shock phản vệ theo nguyên tắc: Khẩn cấp, tại chổ, dùng ngay Adrenalin

Ngừng tiếp xúc dị nguyên ngay

· Adrenalin tiêm bắp ngay (mặt trước bên đùi là tốt nhất): Người lớn 0,5ml/lần, Trẻ em ≤ 0,3ml/lần (Adrenalin ống 1mg/ml). Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 – 15 phút cho tới khi huyết áp trở lại bình thường.

· Adrenalin truyền TM: Liều 0,1mcg/kg/phút, nếu huyết động không cải thiện sau 2 – 3 lần tiêm bắp.

· Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp nghiêng trái nếu có nôn, đầu cao nếu khó thở.

· Thở oxy: 6 – 8 lít/phút, 1 – 6 lít cho trẻ em.

· Dịch truyền: Dung dịch NaCl 0,9%, người lớn 1000 – 2000ml, trẻ em 20ml/kg, có thể truyền dung dịch huyết tương, albumin hoặc cao phân tử.

· Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản ngay nếu phù nề thanh môn.

· Gọi hỗ trợ.

· Salbutamol:Ống 5mg khí dung qua mask cho người lớn, ống 2,5mg cho trẻ em, nhắc lại khi cần hoặc truyền TM liều 0,1mcg/kg/phút.

· Methylprednisolon: Tiêm bắp hoặc TM 1-2mg/kg. Người lớn tối đa 125mg, trẻ em tối đa 100mg, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6h.

· Dimedrol: Ống 10mg tiêm bắp hoặc TM. Người lớn 2 ống, trẻ em 1 ống, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6h.

Kết luận

Phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, xuất hiện khi bệnh nhân được tiếp xuc với một dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Hậu quả để lại có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Phát hiện sớm phản vệ với các dấu hiệu ngoài da, thay đổi hô hấp và thay đổi về huyết động (huyết áp và tưới máu tổ chức) là cần thiết và có tính chất quyết định trước khi tiến hành cấp cứu phản vệ. Nhờ việc đưa ra các hướng dẫn củ thể, bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghê An đã trang bị cho các bác sĩ, các kĩ thuật viên, điều dưỡng viên cách dự phòng trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm, cũng như chủ động cấp cứu các tình huốngsốc phản vệ do dùng thuốc cản quang.

Ds.Nguyễn Thị Thanh Hoa

Ds. Nguyễn Thị Hồng Lê