Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Kháng thể bất thường nhẹ hồng cầu và lựa chọn đơn vị máu hòa hợp trong truyền máu

Kháng thể bất thường nhẹ hồng cầu và lựa chọn đơn vị máu hòa hợp trong truyền máu

Máu và chế phẩm máu có vai trò quan trọng không thể thay thế trong y khoa được sử dụng rất nhiều trong cấp cứu, chấn thương…Tuy nhiên truyền máu và các chế phẩm máu cũng như sử dụng các loại thuốc, luôn xảy ra những tai biến không mong muốn. Hiện nay, có 43 hệ thống nhóm máu với 376 kháng nguyên hồng cầu khác nhau đã được phát hiện. Ngoài hệ nhóm máu ABO và Rh(D) các hệ thống nhóm máu khác như hệ nhóm máu Kell, MNS, Duffy, Kidd…cũng là những hệ nhóm máu có ý nghĩa trong truyền máu. Đối với truyền máu, việc lựa chọn đơn vị truyền máu có thể tương đồng hết tất cả các loại kháng nguyên (KN) của người bệnh là rất khó. Vì vậy, đối với người bệnh cần truyền máu nhiều hay sản phụ có mang thai nhiều lần rất dễ xuất hiện kháng thể bất thường (KTBT).

1. Kháng thể bất thường là gì?

Kháng thể bất thường hệ hồng cầu là các kháng thể (KT) đồng loài, xuất hiện sau một quá trình miễn dịch, khi cơ thể người bệnh (hoặc sản phụ) tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều KN có trên bề mặt hồng cầu của người hiến máu (hoặc của con), nhưng các KN này lại không có trên bề mặt hồng cầu của chính họ. Kháng thể bất thường hệ hồng cầu thường xuất hiện ở những bệnh nhân được truyền máu nhiều lần hoặc ở những sản phụ chửa, đẻ nhiều lần.

Người bệnh có KTBT nếu được truyền máu mà hồng cầu của người hiến máu có KN tương ứng thì sẽ xảy ra phản ứng truyền máu. Các KTBT có bản chất là IgG thường gây phản ứng tan máu. Tùy theo bản chất, hiệu giá và từng loại KT, từng loại KN mà mức độ phản ứng của cơ thể sẽ khác nhau, nặng có thể gây tử vong cho người bệnh.

Trong thực hành truyền máu để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, khi truyền máu phải đảm bảo nguyên tắc: Đời sống của cả hồng cầu của người cho và người nhận đều được tồn tại bình thường trong lòng mạch và không bị ngưng kết bởi các KT có trong huyết thanh của người nhận hoặc người cho, do vậy cần tiến hành các kỹ thuật xét nghiệm xác định nhóm máu và phản ứng hòa hợp, sàng lọc KTBT trước khi truyền máu cho bệnh nhân để lựa chọn những đơn vị máu hoà hợp nhất giữa người cho và người nhận cả về nhóm máu hệ ABO và các hệ nhóm máu hồng cầu khác.

Bệnh nhân khi đã được xác định là có KTBT cần lựa chọn đơn vị máu hòa hợp KN nhóm máu để truyền cho BN để thực hiện truyền máu có hiệu lực và phòng ngừa những tai biến xảy ra do sự kết hợp giữa KN và KT tương ứng của người cho và người nhận.

2. Lựa chọn đơn vị máu hòa hợp được tiến hành trong những trường hợp nào?

Lựa chọn 10 đơn vị máu hòa hợp tiến hành cho:

  • Người bệnh có kết quả phản ứng hòa hợp dương tính
  • Người bệnh thiếu máu tan máu miễn dịch
  • Người bệnh có kháng thể bất thường dương tính

                                            Hình ảnh: Card phản ứng hoà hợp

3. Ý nghĩa sàng lọc kháng thể bất thường và lựa chọn đơn vị máu phù hợp

Với sự phát triển của khoa học, việc truyền máu tương thích nhóm máu hệ ABO, Rh(D) đã giảm thiểu nhiều tai biến truyền máu. Hiện nay, các kháng thể bất thường là một trong những nguyên nhân chính của các phản ứng truyền máu trên lâm sàng. Ngoài ra, các kháng thể bất thường đều có thể gây ra bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh, gây khó khăn trong việc xác định nhóm máu và phản ứng chéo dương tính.

Sàng lọc kháng thể bất thường trước khi truyền máu có thể làm giảm hiệu quả tỷ lệ phản ứng tan máu sau truyền máu, đảm bảo an toàn truyền máu trên lâm sàng. Vì vậy, sàng lọc kháng thể bất thường được chỉ định cho: người có tiền sử truyền máu; phụ nữ có tiền sử chửa, đẻ, xảy thai nhiều lần; nếu trong quá trình điều trị, người bệnh cần truyền máu nhiều lần, nhiều ngày phải làm lại xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày một lần …

Những người có kháng thể bất thường trong cơ thể có thể xảy ra tai biến truyền máu rất nặng nề. Vì vậy, đối với những bệnh nhân này khi cần truyền máu cần thực hiện xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp để có thể lựa chọn được những đơn vị hoà hợp nhất về mặt miễn dịch, nâng cao hiệu quả truyền máu và đảm bảo an toàn truyền máu.

Hiện tại Khoa Huyết học – Trung Tâm xét nghiệm thực hiện các xét nghiệm đảm bảo hòa hợp miễn dịch đầy đủ cho người truyền máu trên máy tự động Ortho vision. Với trang thiết bị hiện đại, cán bộ xét nghiệm được đào cập nhật chuyên môn thường xuyên, chúng tôi cam kết đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy, đảm bảo chất lượng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua Fanpage Trung tâm xét nghiệm – Bệnh viện HNĐK Nghệ An https://www.facebook.com/TrungTamXetNghiem? mibextid=2JQ9oc, để đăng ký lịch khám vui lòng liên hệ đơn vị chăm sóc khách hàng của Bệnh viện qua tổng đài 1900.8082 hoặc 0886.234.222.

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới

🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An

🌎Website: www.bvnghean.vn

🌍Facebook: /bvhndknghean

☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6