– 22 cán bộ, trong đó: 10 Bác sĩ (01 BSCKII, 01 ThS.BSNT, 05 ThS, 03 bác sĩ), 12 Điều dưỡng (02 CNĐD, 10 CĐĐD).
Trưởng khoa ThS.BSCKII. Thái Văn Chương
Điều dưỡng trưởng CĐĐD. Trần Đình Sơn
– Danh sách bác sĩ:
STT
Họ và tên
Trình độ chuyên môn
1
Nguyễn Thị Hằng Nga
Thạc sĩ
2
Lê Thị Thanh
Thạc sĩ
3
Lê Thị Thùy Dung
Thạc sĩ
4
Nguyễn Thị Lý
Thạc sĩ
5
Trịnh Lê Khánh Linh
Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú
6
Trịnh Văn Thân
Thạc sĩ
7
Nguyễn Thị Hoài Thắm
Bác sĩ
8
Nguyễn Thị Thúy
Bác sĩ
9
Hồ Thị Phương Thanh
Bác sĩ
Tập thể khoa Cơ xương khớp -Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2020)
Lịch sử hình thành và phát triển:
Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện HNĐK Nghệ an là khoa mới được thành lập từ tháng 10/2014 theo quyết định số 780/QĐ – BV của Giám đốc Bệnh viện HNĐK Nghệ an, trên cơ sở đơn vị Cơ xương khớp thuộc khoa Tim mạch. Là một chuyên khoa mới ra đời của bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa nội cơ xương khớp.
Chức năng nhiệm vụ:
– Khám và điều trị các bệnh bộ máy vận động bệnh nhân.
– Chỉ đạo tuyến: Giúp tuyến dưới trong chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành xương khớp nội khoa.
– Kết hợp với Trường Đại học Y khoa Vinh trong hướng dẫn và đào tạo thực hành cho học viên sau đại học, sinh viên hệ đại học, Cao đẳng và trung học.
– Nghiên cứu khoa học: Tập trung nghiên cứu bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, loãng xương, thoái hóa khớp, bệnh gút, bệnh lupus ban đỏ hệ thống…
Các kỹ thuật cao chuyên ngành khoa đang triển khai:
Áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp như siêu âm phần mềm, siêu âm khớp, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, sinh thiết dưới siêu âm, máy đo mật độ xương, tiêm nội khớp và một số xét nghiệm sinh học, miễn dịch (RF, kháng thể kháng CCP…). Cụ thể:
– Sử dụng xét nghiệm anti CCP (một tự kháng thể mới) trong chẩn đoán sớm Viêm khớp dạng thấp.
– Đưa điều trị cơ bản bệnh Viêm khớp dạng thấp bằng Methotrexate thành điều trị thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
– Ứng dụng liệu pháp sinh học trong điều trị các bệnh tự miễn.
– Ứng dụng phương pháp đo Khối lượng xương (BMD) bằng Hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA). Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương.
– Điều trị thoái hoá khớp bằng các ứng dụng mới: Các thuốc làm thay đổi cấu trúc của sụn khớp (Glucosamine Sulfate, Diacerein, Acid Hyaluronic…)
– Chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm đa cơ, Viêm da cơ, Các bệnh mô liên kết hỗn hợp…
– Chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh viêm khớp khác như: Viêm khớp Gout, Viêm khớp vẩy nến, Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp nhiễm trùng, Lao khớp…
– Điều trị thoái hóa khớp và phần mềm quanh khớp bằng phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu.
Kỹ thuật siêu âm chẩn đoán và điều trị
Sử dụng chế phẩm sinh học (Tiêm Humira – Adalimumab điều trị Bệnh Viêm cột sống dính khớp)
– Các kỹ thuật sắp triển khai:
1. Tiêm nong khớp vai.
2. Sinh thiết màng hoạt dịch, sinh thiết cơ.
3. Nội soi khớp chẩn đoán và điều trị 1 số bệnh lý khớp gối.