Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > GIỚI THIỆU > Khoa Phòng > Khoa Di truyền và Sinh học phân tử

Khoa Di truyền và Sinh học phân tử

TÊN KHOA: DI TRUYỀN VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

Vị trí:

Khoa Di truyền và Sinh học phân tử là đơn vị cận lâm sàng trực thuộc Bệnh viện HNĐK Nghệ An và chịu sự quản lý toàn diện của Ban Giám đốc Bệnh viện.

Cơ cấu tổ chức, biên chế:

  • Cơ cấu tổ chức: Khoa gồm 3 bộ phận:

+ Bộ phận xét nghiệm Sàng lọc

+ Bộ phận xét nghiệm Di truyền

+ Bộ phận xét nghiệm Sinh học phân tử

  • Cơ cấu nhân lực: có 12 cán bộ viên chức và người lao động

+ 01 Phó Trưởng khoa phụ trách điều hành khoa

+ 01 kỹ thuật viên trưởng khoa.

  • Trình độ chuyên môn:

+ 01 bác sỹ chuyên khoa I

+ 01 bác sỹ đa khoa

+ 01 thạc sỹ sinh học

+ 06 cử nhân xét nghiệm

+ 03 cao đẳng xét nghiệm

– Lãnh đạo khoa hiện tại:

BSCKI. Nguyễn Văn Phúc – Phó trưởng khoa – Phụ trách điều hành khoa

Ths. Nguyễn Thi Quỳnh Trang – Phụ trách điều hành công tác KTV

– Danh sách bác sỹ, KTV:

TT Họ và tên Chức vụ TĐCM
1 Nguyễn Văn Phúc P.Trưởng khoa BS CKI
2 Nguyễn Thị Quỳnh Trang Phụ trách công tác KTV trưởng Ths SH
3 Bùi Thị Dung   Bác sỹ
4 Tạ Thị Thư   CN CNSH
5 Nguyễn Thị Kim Thúy   CN CNSH
6 Đặng Thị Ngọc Ánh   CN XN
7 Nguyễn Thanh Hoàng   CN CNSH
8 Hoàng Thị Quý   CN XN
9 Trần Thị Hải Yến   CN XN
10 Võ Thị Phương Nhung   CĐ XN
11 Nguyễn Thị Thanh   CĐ XN
12 Lê Thị Nga   CĐ XN

Tập thể khoa Di truyền và Sinh học phân tử

Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Di truyền và Sinh học phân tử tiền thân là phòng Sinh học phân tử thuộc khoa xét nghiệm được hình thành từ năm 2010

– Năm 2014 khoa Vi sinh được tách ra từ khoa Xét nghiệm và phòng Sinh học phân tử là một bộ phận thuộc khoa Vi sinh

– Tháng 01/2021 phòng Sinh học phân tử được tách ra và thành lập khoa Di truyền – Sinh học phân tử theo quyết định 2839/QĐ-BV ngày 28/12/2020

Chức năng, nhiệm vụ khoa, phòng, TT

Chức năng

Khoa Di truyền và Sinh học phân tử có chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện về công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn và trực tiếp tổ chức thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu thuộc các chuyên ngành di truyền, sinh học phân tử, tế bào gốc…phục vụ công tác lâm sàng; thu thập, điều chế, lưu trữ và bảo quản tế bào gốc, đào tạo, chỉ đạo tuyến tuyến dưới, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, và ứng dụng các công nghệ cho phát triển các kỹ thuật mới.

Nhiệm vụ

  • Tổ chức công tác lấy mẫu, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đúng an toàn sinh học, an toàn người bệnh.
  • Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm theo chỉ định, trả kết quả chính xác và kịp thời.
  • Thực hiện tư vấn xét nghiệm và đặc biệt là tư vấn di truyền đối với các nhóm bệnh lý gây ra do bất thường Nhiễm sắc thể hay bất thường cấu trúc và số lượng gen.
  • Quản lý, vận hành Phòng công nghệ tế bào gốc, phối hợp với các khoa lâm sàng, các cơ sở y tế triển khai ứng dụng tế bào gốc điều trị cho người bệnh.
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý chất lượng việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn chuyên môn của Bộ y tế về lĩnh vực xét nghiệm cận lâm sàng; thực hiện hoạt động nội kiểm xét nghiệm và các chương trình ngoại kiểm đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm.
  • Cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe liên quan đến xét nghiệm cho các tập thể, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật;
  • Quản lý và sử dụng hóa chất, thuốc thử, thiết bị y tế.
  • Bảo đảm an toàn xét nghiệm và vệ sinh lao động.
  • Đào tạo cán bộ:
  • Là cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành xét nghiệm y học.
  • Tổ chức đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành xét nghiệm.
  • Nghiên cứu khoa học.
  • Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học về công nghệ gen và tế bào.
  • Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực xét nghiệm liên quan phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe.
  • Chỉ đạo tuyến về xét nghiệm.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo tuyến với bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa để nâng cao chất lượng xét nghiệm.
  • Hợp tác với các bệnh viện tuyến trên để phát triển một số kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong xét nghiệm.
  • Phòng bệnh: Phối hợp với cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác xét nghiệm phục vụ phòng bệnh và phòng dịch
  • Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước
  • Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo qui định.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các kỹ thuật cao chuyên nghành đang triển khai

  • Thực hiện các xét nghiệm đo tải lượng virus: Real – time PCR (HIV, HBV, HCV)
  • Thực hiện xét nghiệm PCR định tính chẩn đoán Lao, HPV.
  • Thực hiện xét nghiệm xác định kiểu gen: HCV, HPV
  • Thực hiện xét nghiệm gen ung thư máu: gen JAK2 V617F, gen P210, P190
  • Thực hiện các xét nghiệm di truyền gây bệnh tan máu bẩm sinh, vô sinh nam và nữ: công thức nhiễm sắc thể, FISH, AZF…
  • Thực hiện xét nghiệm miễn dịch xác định một số bệnh hệ thống…
  • Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán SARS-CoV-2

Thành tích đạt được

Được Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 ngày 17/5/2021.