Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > GIỚI THIỆU > Khoa Phòng > Khoa Phục hồi chức năng

Khoa Phục hồi chức năng

I. Giới thiệu chung

– Vị trí: Tầng 4 – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – km số 5 đại lộ Lê Nin – Tp.Vinh – Nghệ An

– Điện thoại liên hệ: 037.820.8602

– Email: Tuananhbv87@gmail.com

– Cơ cấu nhân lực: 7 Bác sỹ và 9 điều dưỡng – kỹ thuật viên. Trong đó:

+ 1 Trưởng khoa, 6 Bác sỹ điều trị

+ 1 Điều dưỡng trưởng, 8 Điều dưỡng viên – Kỹ thuật viên

II. Lịch sử hình thành và phát triển:

 Phục hồi chức năng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong y học, giúp cho những người tàn tật hoặc bị suy giảm chức năng vận động thích nghi tốt hơn với môi trường sống. Ngành phục hồi chức năng khởi đầu trong những năm đầu thế kỷ XX, tương đối trẻ so với những lĩnh vực y học lâu đời khác. Tuy nhiên ngành lại có nền tảng bắt đầu từ thời cổ đại, có lịch sử phát triển xuyên suốt nhiều năm tháng.

– Từ thời cổ đại, đã có rất nhiều phương pháp được những người thầy thuốc đưa ra nhằm giảm đau, trị liệu và trả lại các chức năng cho người bệnh. Thời Trung cổ, người Trung Quốc đã dùng Kong Fu – một liệu pháp vận động để giảm đau.

– Thế kỷ V – TCN, bác sĩ Herodicus người Hy Lạp đưa ra các bài tập thể dục nhằm trị bệnh.

– Thế kỷ II, bác sĩ La Mã bắt đầu áp dụng các biện pháp can thiệp để phục hồi chức năng cho các binh lính bị thương.

– Năm 1569, nhà Triết – Y học Mercurialis đã đề ra những kiến thức đầu tiên về phương pháp tập thể hình tại phòng bệnh nhằm nâng cao sức khỏe.

– Thế kỷ XVIII, Niels Stenson phát hiện cơ chế sinh học vận động của con người.

– Đặc biệt vào năm 1780, ngành phục hồi chức năng bắt đầu được định nghĩa và sử dụng khi bác sỹ phẫu thuật Joseph Clement Tissot đưa ra ý kiến cho rằng bệnh nhân luyện tập chăm chỉ sẽ hỗ trợ cho việc hồi phục sau phẫu thuật.

– Trong giai đoạn giữa và cuối thế kỷ XX, ngành phục hồi chức năng có sự phát triển mạnh mẽ, đưa đến nhiều phương pháp phục hồi hiệu quả cho các bệnh nhân. Đặc biệt những thương bệnh binh trong Thế chiến II đã được đưa về nhà và nhận được sự chăm sóc phục hồi chức năng, giúp học thích ứng với cuộc sống thường ngày.

Cùng với xu thế của y học thế giới, ngành Phục hồi chức năng trong nước cũng dẫn phát triển, bắt kịp trên đà phát triển đó, vào năm 1983, Bệnh viện Việt nam Ba Lan ( tên gọi của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An lúc bấy giớ) bắt đầu kế hoạch hình thành Khoa Vật lý trị liệu .

– Năm 1984, chính thức hình thành Khoa vật lý trị liệu, thời kỳ này được sự viện trở của chính phủ Ba Lan khoa bước đầu hình thành về cơ sở hạ tầng và nhiều trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại của nước Ba Lan. Thời điểm này dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa Bs CKI Lê Đình Chất, điều dưỡng trưởng Hồ Thị Minh, khoa đã dần phát triển và thực hiện được một số kỹ thuật Vật lý trị liệu.

– Năm 1994, Bs CKI Trần Văn Thắng lên chức Trưởng khoa thay cho BS CKI Lê Đình Chất nghỉ về hưu theo chế độ. Năm 2006, Điều dưỡng trưởng Lê Hữu Sơn lên làm điều dưỡng trưởng thay cho điều dưỡng trưởng Hồ Thị Minh về nghỉ hưu. Thời kỳ này khoa tiếp tục đầu tư thêm nhiều trang thiết bị vật lý trị liệu hiện đại của nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ và đồng thời cử nhiều cán bộ đi đào tạo thêm nhiều kỹ thuật về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Đặc biệt trong thời kỳ nay khoa  được  chính thức đổi tên thành khoa Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu.

– Năm 2019, Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Tuấn Anh lên làm Trưởng khoa thay cho Bs CKI Trần Văn Thắng về nghỉ hưu. Năm 2020, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Tài Thành lên quản lý điều dưỡng thay cho Điều dưỡng trưởng Lê Hữu Sơn đã nghỉ hưu. 

III. Chức năng, nhiệm vụ:

– Chức năng: Khoa Phục hồi chức năng là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám chữa bệnh ,có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh

– Nhiệm vụ của khoa Phục hồi chức năng:

+ Khám bệnh,chữa bệnh và PHCN tại Khoa Phục hồi chức năng và các khoa khác trong cơ sở khám bệnh,chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.

+ Cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.

+ Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.

IV. Các kỹ thuật cao, chuyên sâu,chuyên ngành đã triển khai:

                 Phục hồi chức năng trong điều trị các bệnh nhân có rối loạn chức năng nuốt

V. Các kỹ thuật sắp triển khai:

– Ngôn ngữ trị liệu

VI. Những thành tích nổi bật:

 

            Đoạt giải trong hoạt động thể thao của ngành Y tế

VII. Tham gia các hoạt động, phong trò của Bệnh viện:

 

           Chương trình biểu diễn giới thiệu về khoa Phục hồi chức năng

 

          Tập huấn nâng cao chất lượng chuyên môn, chương trình thể thao kỷ niệm ngày truyền thống Bệnh viện