I. Giới thiệu chung
Khoa Y học cổ truyền là khoa Nội lâm sàng có trụ sở tại tầng 7, khối nhà Chính của bệnh viện. Với chỉ tiêu giường kế hoạch là 30, giường thực kê 37, khoa thường xuyên tiếp nhận điều trị 50-55 bệnh nhân nội trú/ ngày.
Điện thoại: 0388.903.079
Lãnh đạo tiền nhiệm
– Trưởng khoa : Bs Phạm Văn Trọng
Lãnh đạo đương nhiệm
– Trưởng khoa : Th.s Lê Thị Chung
II. Lịch sử xây dựng và phát triển của khoa
Khoa YHCT được thành lập từ tháng 6 năm 1997 với 10 nhân viên, trong đó: 02 Bác sĩ, 01 Lương y, 01 Y sĩ đông y và 06 điều dưỡng trung học; chỉ tiêu giường bệnh theo kế hoạch lúc đó là 15 giường bệnh, đến năm 2005 tăng lên 17 giường bệnh, năm 2010 là 20 giường bệnh, năm 2013 là 25 giường bệnh. Đến năm 2013 khoa YHCT đã có những bước ngoặt phát triển mạnh mẽ hứa hẹn sẽ đưa khoa Y học cổ truyền ngày càng lớn mạnh.
III. Tổ chức nhân sự
Tổng số cán bộ công chức có 11 người , trong đó có :
– 01 Thạc sĩ chuyên ngành y học cổ truyền.
– 03 Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
– 05 Y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
– 02 Điều dưỡng trung học.
Hiện tại khoa YHCT được tổ chức thành 2 bộ phận:
– Khu điều trị nội trú : có 30 giường bệnh dành cho bệnh nhân nội trú.
– Khu dược YHCT : do khoa dược của Bệnh viện quản lý ( bào chế, cấp phát thuốc…
3. Các kỹ thuật điều trị cơ bản
1, Điện châm điều trị
2, Laser nội mạch điều trị
3, Điện xung điều trị
4, Xoa bóp – bấm huyệt điều trị
5, Chiếu đèn hồng ngoại điều trị
6, Tập vận động điều trị
7, Điện xung giác hơi điều trị
4. Chức năng và nhiệm vụ
4.1. Chức năng
– Là tổ chức chuyên môn kỹ thuật về Y học cổ truyền hoạt động trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An.
– Là cầu nối giữa Đông và Tây y : điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và giữa khoa với các khoa khác trong Bệnh viện.
– Tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện trong công tác phát triển y dược cổ truyền tại Bệnh viện.
4.2. Nhiệm vụ
– Thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn, quy chuẩn kiểm tra quốc gia về y dược cổ truyền.
– Khám bệnh, chữa bệnh nội trú bằng phương pháp Y học cổ truyền , điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và tại các khoa khác trong Bệnh viện. Phối hợp chặt chẽ với các khoa Lâm sàng, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng…trong Bệnh viện nhằm phát huy thế mạnh của 2 nền y học (Đông – Tây y ) để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
– Tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao; Kết hợp chặt chẽ với Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh, Thành phố trong công tác chỉ đạo tuyến trước về y dược cổ truyền và sự kết hợp giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
– Xây dựng nhu cầu về dược liệu, vị thuốc đảm bảo phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh.
– Tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về Y học hiện đại trong chẩn đoán, khám bệnh chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
– Tham gia hướng dẫn học sinh, sinh viên đến thực hành tại khoa.
– Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức thông thường về tập luyện dưỡng sinh, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện giao.
4.3. Định hướng phát triển
– Phát triển, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của Bác sĩ, Y sĩ trong khoa .Cử Bác sĩ đi học các chuyên sâu về Y học cổ truyền như : laser điều trị, dược cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt tác động cột sống.
– Tổ chức khoa phòng : có bộ phận khám bệnh chữa bệnh ngoại trú; bộ phận Y dược học cổ truyền do khoa YHCT quản lý.
– Triển khai một số kỹ thuật mới áp dụng vào điều trị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như : Điện từ trường, Siêu âm điều trị, kéo giãn cột sống…
V. Giới thiệu về các kỹ thuật mới trong khoa
Đây là một liệu pháp vừa điều trị, vừa dự phòng, vừa có khả năng phục hồi chức năng với hiệu quả cao kể cả về mặt kinh tế và y học.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Liên Xô (cũ) thì các thay đổi trong các thành phần của máu là các cơ chế cơ bản của các yếu tố điều trị bằng laser nội mạch, đó là các hiệu ứng sinh học cơ bản của laser nội mạch như :
Giãn vi mạch và tăng đàn hồi mạch : kết quả duy trì trong thời gian 4 tháng – 6 tháng.
– Thiếu máu cơ tim
– Viêm nội tâm mạc
– Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
– Thiểu năng tuần hoàn não
– Di chứng tai biến mạch máu não
– Nghẽn tắc động mạch do vữa xơ
– Cao huyết áp
– Hội chứng Raynaud
– Nhiễm trùng huyết
– Nhiễm khuẩn có mủ
– Viêm tụy cấp
– Viêm gan tắc mật
– Viêm phúc mạc
– Vàng da tắc mật sau mổ
– Viêm tiểu cầu thận mãn
– Chống đau trong ung thư
– Một số bệnh ngoài da: vẩy nến, dị ứng…
– Bệnh ưa chảy máu và các bệnh xuất huyết.
Điện trường châm là kỹ thuật dùng kim to, kim dài châm xuyên từ huyệt vị này sang huyệt vị kia trên cùng một đường kinh hoặc trên hai đường kinh khác nhau.
– Bệnh nhân liệt 1/ 2 người do tai biến mạch máu não.
– Di chứng liệt 1/ 2 do chấn thương sọ não.
– Di chứng liệt chân tay do chấn thương cột sống.
– Bệnh đau dây thần kinh tọa.
– Giai đoạn tiến triển của bệnh tai biến mạch máu não.
– Bệnh nhân suy tim.
– Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường hoặc bệnh cấp tính khác.
– Cán bộ y tế : Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền được đào tạo thuần thục về điện trường châm.
– Phương tiện : + Máy điện châm 2 tần số
+ Kim châm cứu vô khuẩn loại 6cm, 8cm, 10cm, 15cm.
+ Khay men , panh , bông , cồn 700.
– Người bệnh : + Khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
+ Tư thế : nằm sấp hoặc ngửa.
– Phác đồ huyệt :
Kiên ngung → Khúc trì , Thủ tam lý → Dương trì , Phục thỏ → Lương khâu , Phong thị → Tất dương quan , Dương lăng tuyền → Phong long , Túc tam lý → Điều khẩu.
Tùy theo từng bệnh cụ thể mà có các phác đồ huyệt gia giảm khác nhau.
– Thủ thật:
Xác định huyệt, huyệt đạo, sát khuẩn huyệt châm, dùng tay trái căng da vùng huyệt, tay phải cầm kim bằng 3 ngón cái, trỏ, giữa, cách mũi kim chừng 1-2 cm, khi cắm kim mũi kim đâm qua da với góc 600 so với mặt da, tiếp đó đẩy kim theo huyệt đạo cho tới huyệt.
– Kích thích bằng máy điện châm :
+ Tần số : tả 6 – 20Hz.
+ Cường độ : 14 – 150 microAmpe tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.
+ Thời gian : 20 – 30 phút.
– Liệu trình : Ngày 1 lần x 10 – 12 lần / một liệu trình điều trị.
– Theo dõi và xử trí tai biến:
+ Theo dõi toàn thân.
+ Xử trí say kim, chảy máu ( nếu có ).
VI. Danh sách liên hệ
STT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn | Chức vụ | SĐT |
1 | Lê Thị Chung | 1975 | Thạc sỹ, BS Y học cổ truyền | Trưởng khoa | 0913355639 |
2 | Hồ Công Mệnh | 1970 | Bác sỹ | 0989125369 | |
3 | Nguyễn Gia Anh | 1986 | Bác sỹ | 0943069959 | |
4 | Hồ Thị Thành | 1987 | Bác sỹ | 0979286696 | |
5 | Nguyễn Thị Phương | 1981 | Y sỹ y học cổ truyền | Điều dưỡng trưởng | 0915677770 |
6 | Trần Thị Sâm | 1979 | TH Điều dưỡng | 0979606383 | |
7 | Đoàn Vinh Thủy | 1981 | Y sỹ y học cổ truyền | 0904234797 | |
8 | Phạm Thị Nhung | 1985 | Y sỹ y học cổ truyền | 0985383393 | |
9 | Nguyễn Thị Quỳnh Trang | 1983 | TH Điều dưỡng | 0914662768 | |
10 | Trần Thị Mai Trang | 1986 | Y sỹ y học cổ truyền | 01668280380 | |
11 | Phan Thị Thanh Thảo | 1987 | Y sỹ y học cổ truyền | 01685115009 |
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN